Tận dụng phép năm của nhân viên, công ty phải trả lương thế nào?

Không cho nghỉ mà tận dụng phép của nhân viên công ty phải trả lương thế nào? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam giải đáp trong bài viết sau đây.


1. Công ty có buộc phải cho nhân viên nghỉ phép năm không?

Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi mà bất kì người lao động nào cũng được hưởng. Quyền này hiện được ghi nhận tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019.

Theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về lao động. Do đó, doanh nghiệp phải cho người lao động được nghỉ phép theo quy định.

Hiện nay, mỗi người lao động có số ngày nghỉ phép năm như sau:

* Nếu làm việc đủ 12 tháng trong năm cho doanh nghiệp:

- Người làm việc trong điều kiện lao động bình thường:

Số ngày phép/năm = 12 ngày làm việc.

- Người lao động là người chưa thành niên, lao động khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Số ngày phép/năm = 14 ngày làm việc.

- Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:;

Số ngày phép/năm = 16 ngày làm việc.

Ngoài ra nếu làm việc lâu năm cho doanh nghiệp, người lao động sẽ được cộng thêm phép thâm niên: Cứ đủ 05 năm làm việc thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày phép.

* Nếu làm việc không đủ năm cho doanh nghiệp:

Số ngày phép được tính dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP với công thức tính như sau:

Số ngày phép

=

(

Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm

+

Số ngày phép thâm niên (nếu có)

)

: 12

x

Số tháng làm việc thực tế

Trường hợp không giải quyết cho người lao động nghỉ phép theo quy định, người sử  dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

Cũng cần nói thêm rằng, nghỉ phép là quyền lợi của người lao động nên họ có quyền lựa chọn nghỉ phép hoặc không nghỉ phép. Pháp luật không yêu cầu người lao động bắt buộc phải nghỉ phép. Do đó, người lao động hoàn toàn có thể đi làm trong những ngày phép nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.

Công ty phải cho nhân viên nghỉ phép theo quy định?
Công ty phải cho nhân viên nghỉ phép theo quy định? (Ảnh minh họa)

2. Tận dụng phép của nhân viên công ty phải trả lương thế nào?

Để huy động tối đa lao động, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị nhân viên không nghỉ phép mà tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đề nghị này đặt ra yêu cầu công ty là phải thực hiện chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người lao động.

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, tận dụng phép của nhân viên, công ty phải trả thêm lương làm thêm giờ cao gấp nhiều lần lương ngày bình thường.

Thêm vào đó, đối với mỗi ngày nghỉ phép năm, người lao động còn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Do đó, nếu tận dụng phép của nhân viên, công ty sẽ phải trả lương cho ngày làm việc đó như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Được tính 02 khoản tiền gồm:

  • Tiền làm thêm = 300% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
  • Tiền lương của ngày phép = Tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Như vậy, người lao động sẽ được nhận 400% lương khi đi làm vào ban ngày của ngày phép.

- Làm việc vào ban đêm: Được tính 02 khoản tiền gồm:

  • Tiền làm thêm = 390% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
  • Tiền lương của ngày phép = Tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Như vậy, người lao động sẽ được nhận 490% lương khi đi làm vào ban ngày của ngày phép.

Tận dụng phép của nhân viên công ty phải trả lương thế nào?
Người lao động không nghỉ phép mà đi làm được trả lương thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Cuối năm, thanh lý phép cho nhân viên theo ngày công được không?

Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động chưa nghỉ hết phép năm chỉ được được thanh toán tiền lương cho những ngày phép đó nếu lý do chưa nghỉ hết là do thôi việc hoặc bị mất việc làm. Do đó, cuối năm, công ty không được thanh lý phép cho nhân viên theo ngày công.

Lúc này, thay vì thanh lý phép cho nhân viên, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc nghỉ gộp phép sang năm sau. Điều này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động:

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Ngoài ra nếu doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực và người lao động cũng không có nhu cầu nghỉ thì có thể đề nghị người lao động đi làm trong những ngày phép còn lại của họ.

Việc tận dụng số ngày phép còn lại để đi làm cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phải trả lương cao gấp 4 lần cho người lao động.

Trường hợp chỉ trả lương theo đúng ngày công đang hưởng của người lao động, doanh nghiệp có thể bị xử phạt về hành vi trả lương làm thêm giờ cho người lao động bởi đi làm ngày phép được tính là làm thêm giờ.

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, tùy số lượng người lao động bị vi phạm mà người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 05 đến 50 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Tận dụng phép của nhân viên công ty phải trả lương thế nào?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Hồ sơ xin việc là giấy tờ không thể thiếu khi bất kỳ người lao động nào muốn tìm việc tại các công ty. Nhưng không phải ai cũng biết cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và đầy đủ nhất, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường hay những người lần đầu tiên đi làm việc tại các công ty.

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Câu hỏi: “Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật?” là thắc mắc của rất nhiều người lao động đang làm trong những doanh nghiệp nhỏ. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp này đều không có nội quy lao động nhưng vẫn xử lý kỷ luật đối với nhân viên.