Ngày 12/6/2022, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ 01/7. Vậy sắp tới, những người lao động nào sẽ được tăng lương?
Chính thức tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022
Căn cứ khoản 4 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Sau khi kết thức 02 phiên thảo luận về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho lao động trong các doanh nghiệp, sáng ngày 12/4/2022, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7/2022 với mức tăng bình quân là 6% và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Đáp lại sự mỏng mỏi của hàng ngàn lao động trên cả nước, Chính phủ đã đồng ý phương án tăng tiền lương tối thiểu vùng mà Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất và ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức tiền lương tối thiểu vùng mới như sau:
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đến hết 30/6/2022
Mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022
Mức tăng
Vùng I
4,42 triệu đồng/tháng
4,68 triệu đồng/tháng
260.000 đồng
Vùng II
3,92 triệu đồng/tháng
4,16 triệu đồng/tháng
240.000 đồng
Vùng III
3,43 triệu đồng/tháng
3,64 triệu đồng/tháng
210.000 đồng
Vùng IV
3,07 triệu đồng/tháng
3,25 triệu đồng/tháng
180.000 đồng
Lương tối thiểu vùng tăng: Ai được tăng lương?
Khoản 1 và khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ:
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, tiền lương tối thiểu trả cho người lao động (chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng được công bố.
Như vậy, từ ngày 01/7/2022, khi lương tối thiểu vùng tăng, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp để trả cho người lao động.
Doanh nghiệp chỉ buộc phải tăng lương cho những người lao động đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc
Phải tăng lương cho những người lao động sau
Vùng I
Người lao động có mức lương < 4,68 triệu đồng/tháng
Vùng II
Người lao động có mức lương < 4,16 triệu đồng/tháng
Vùng III
Người lao động có mức lương < 3,64 triệu đồng/tháng
Vùng IV
Người lao động có mức lương < 3,25 triệu đồng/tháng
Với những trường hợp đã được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới, doanh nghiệp không có trách nhiệm phải tăng lương.
Lưu ý: Nếu trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng được công bố, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
- Vi phạm từ 01 - 10 người lao động: Phạt 20 - 30 triệu đồng.
- Vi phạm từ 11 - 50 người lao động: Phạt 30 - 50 triệu đồng.
- Vi phạm từ 51 người lao động trở lên: Phạt 50 - 75 triệu đồng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền lương và thêm một khoản tiền lãi cho người lao động.
Trên đây là giải đáp về thông tin những ai được tăng lương từ ngày 01/7/2022. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.
Ngày 13/11/2024 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 159/2024/QH15 ngày 13/11/2024 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, sẽ đề xuất tiếp tục được tăng lương hưu theo Nghị quyết 159 trong trường hợp sau.
Ngày 27/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Công đoàn 2024, theo đó, Luật này sẽ thay thế Luật công đoàn 2012 hiện hành. Dưới đây là tổng hợp 05 điểm mới tại Luật Công đoàn doanh nghiệp cần chú ý.
Ngày 27/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn 2024 và lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn là một trong những nội dung đáng chú ý của Luật này.
Báo cáo kế hoạch thưởng Tết là một trong những nội dung công việc không thể thiếu vào thời điểm cuối năm. Dưới đây là Mẫu báo cáo kế hoạch thưởng tết mới nhất năm 2025.
Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Công đoàn 2024 với tỷ lệ 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội. Dưới đây là 05 điểm mới Luật Công đoàn 2024 đáng chú ý.
Đáp lại sự mong mỏi của người lao động suốt hai năm qua, ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP với nhiều sự thay đổi đáng chú ý liên quan đến lương tối thiểu vùng trong thời gian tới.
Người khuyết tật là đối tượng yếu thế nên luôn được pháp luật dành cho nhiều chính sách ưu tiên. Do đó, doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật cần chú ý một số vấn đề sau đây.
Khi bị tai nạn lao động, người lao động rất cần được nghỉ ngơi để điều trị ổn định, phục hồi sức khỏe. Theo quy định, người lao động bị tai nạn lao động sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày?
Để sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe mà người lao động gặp phải trong quá trình làm việc, các công ty phải có trách nhiệm tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Vậy việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được thực hiện 1 năm mấy lần?