Ai có quyền sa thải nhân viên? Điều kiện để sa thải đúng luật?

Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất được áp dụng đối với người lao động. Theo quy định của pháp luật, ai có quyền sa thải nhân viên? Chủ doanh nghiệp hay người quản lý sẽ ký quyết định sa thải?


1. Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được sa thải người lao động nếu họ thực hiện một trong các hành vi sau đây:

STT

Hành vi bị sa thải

1

Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.

2

Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.

3

Đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

4

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Lưu ý: Sa thải là quyền của người sử dụng lao động. Do đó, với các hành vi vi phạm nói trên của người lao động, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể lựa chọn áp dụng hình thức kỷ luật sa thải hoặc sử dụng các hình thức kỷ luật khác như nhắc nhở, kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức.


ai co quyen sa thai nhan vien


2. Trong doanh nghiệp, ai có thẩm quyền sa thải nhân viên?

Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động. Do đó, khi tiến hành sa thải người lao động, người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định pháp luật về xử lý kỷ luật lao động.

Trong đó, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên phải được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn tại điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý sa thải nhân viên có thể là một trong những người sau đây:

- Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng lao động.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức này.
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
  • Cá nhân mà trực tiếp sử dụng lao động.

- Người được chỉ định có quyền xử lý kỷ luật lao động trong nội quy lao động.

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải cũng đồng thời là người ký quyết định sa thải người lao động sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Nếu người xử lý kỷ luật sa thải hoặc người ký quyết định sa thải không đúng thẩm quyền thì việc xử lý kỷ luật sa thải của doanh nghiệp đối với người lao động là không đúng quy định. Doanh nghiệp có thể bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động và phải chịu trách bồi thường cho người lao động.

Xem thêm: Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật


3. Sa thải nhân viên như thế nào cho đúng luật?

Căn cứ Điều 122, Điều 123 và Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên đúng luật thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chỉ sa thải đối với các hành vi vi phạm được liệt kê tại mục 1 như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc…

- Xử lý sa thải theo đúng nguyên tắc: Chứng minh được lỗi của người lao động, có sự tham gia của người lao động và các bên liên quan; không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm; trường hợp có nhiều hành vi vi phạm thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất ứng với hành vi vi phạm nặng nhất…

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong các trường hợp sau:

  • Người lao động đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc mà có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
  • Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam.
  • Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp,...
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người lao động thực hiện hành vi vi phạm khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

- Xử lý sa thải đúng thẩm quyền ghi nhận trong nội quy lao động.

- Xử lý sa thải trong thời hiệu quy định.

- Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động với thành phần tham dự, trình tự thủ tục theo đúng quy định và lập biên bản cuộc họp.

- Ra quyết định sa thải và gửi cho người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Xem chi tiết quy trình xử lý kỷ luật sa thải.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Ai có quyền sa thải nhân viên?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Video: Nghỉ việc cuối năm, mất thưởng tết vẫn được "bù" bằng 4 khoản tiền sau

Video: Nghỉ việc cuối năm, mất thưởng tết vẫn được

Video: Nghỉ việc cuối năm, mất thưởng tết vẫn được "bù" bằng 4 khoản tiền sau

Nhiều người lao động chọn cách chia tay doanh nghiệp vào lúc cận kề tết, điều đó đồng nghĩa với việc họ mất khoản tiền thưởng Tết mong đợi cả một năm. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật Lao động chỉ rõ, người lao động vẫn có cơ hội nhận được một số khoản tiền.

Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Khi vướng vào vụ án hình sự và bị cơ quan điều tra tạm giam, người lao động không thể trở lại doanh nghiệp để làm việc. Lúc này để tránh điều tiếng, đồng thời đảm bảo tiến độ công việc, doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tạm giam không?