Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Khi vướng vào vụ án hình sự và bị cơ quan điều tra tạm giam, người lao động không thể trở lại doanh nghiệp để làm việc. Lúc này để tránh điều tiếng, đồng thời đảm bảo tiến độ công việc, doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tạm giam không?


1. Người lao động bị tạm giam trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người lao động sẽ bị cơ quan điều tra tạm giam nếu thuộc một trong các trường hượp sau đây:

- Là bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

- Là bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng có hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người này thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác mà người đó vẫn vi phạm.
  • Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của người đó.
  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
  • Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội.
  • Mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác để thực hiện hành vi khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
  • Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản.
  • Đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác và người thân thích của họ.

- Là bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng có hình phạt tù đến 02 năm nếu tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Lưu ý:

Riêng bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng không bị tạm giam, trừ các trường hợp:

- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

- Tiếp tục phạm tội.

- Mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác để khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác hoặc người thân thích của họ.

- Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia, nếu không tạm giam thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

nguoi lao dong bi tam giam co bi cham dut hop dong


2. Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Căn cứ Điều 34, Điều 36 và Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, ngay cả khi người lao động không đồng ý thì hợp đồng lao động vẫn sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Người lao động bị kết án tù mà không được hưởng án treo hoặc không được trả tự, bị tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.

- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền.

- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Người sử dụng lao động là tổ chức chấm dứt hoạt động hoặc bị Sở Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người đó.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải:

Lý do có thể khiển người lao động bị kỷ luật sa thải như:

  • Trộm cắp, tham ô, cố ý gây thương tích, đánh bạc, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.
  • Tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương/cách chức mà tái phạm khi chưa xóa kỷ luật.
  • Tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có các lý do:
  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc.
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã nghỉ hết thời gian quy định mà vẫn chưa hồi phục.
  • Do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, hỏa hoạn, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải giảm chỗ làm.
  • Sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng mà người lao động không có mặt tại nơi làm việc.
  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.
  • Người lao động tự bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục.
  • Người lao động cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng không trung thực làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.

- Người sử dụng lao động cho thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Giấy phép lao động của lao động nước ngoài đã hết hiệu lực.

Theo các quy định trên, có thể thấy việc bị tạm giam không phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Do đó, người lao động sẽ không thể bị chấm dứt hợp đồng lao đồng ví lý do đang bị tạm giam.

Nếu doanh nghiệp cố tình chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang bị tạm giam sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.


3. Người lao động bị tạm giam, công ty xử lý thế nào mới đúng luật?

Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ, sự kiện người lao động bị tạm giam sẽ là một trong những căn cứ để các bên tạm hoãn hợp đồng lao động. Cụ thể:

Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

Như vậy, thay vì chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động chỉ có thể tiến hành tạm hoãn hợp đồng lao động đối với người lao động đang bị tạm giam.

Cũng theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động, trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ không cần trả lương, đóng bảo hiểm xã hội và cũng không phải thanh toán các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động cho người lao động đang bị tạm giam, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Sau đó, nếu người lao động bị tạm giam không bị kết án mà được trả tự do thì quyền lợi của các bên sẽ được giải theo Điều 31 Bộ luật Lao động như sau:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, khi người lao động được trả tự do mà hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn thì trong 15 ngày, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn thì giải quyết thế nào?

Hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn thì giải quyết thế nào?

Hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn thì giải quyết thế nào?

Vì nhiều lý do khác nhau có thể khiến cho hợp đồng lao động bị tạm hoãn. Điều này sẽ làm gián đoạn việc thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định. Vậy nếu hợp đồng lao động hết hạn khi đang tạm hoãn thì giải quyết quyền lợi cho người lao động thế nào?

Infographic: Bảng lương cơ sở 2023 và các đối tượng được tăng lương

Infographic: Bảng lương cơ sở 2023 và các đối tượng được tăng lương

Infographic: Bảng lương cơ sở 2023 và các đối tượng được tăng lương

Có thể nói, năm 2023 sẽ là năm đáng mong đợi khi thu nhập và các khoản trợ cấp khác của một số đối tượng sẽ được tăng lên đáng kể theo mức tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ khoảng giữa năm 2023, vậy Bảng lương cơ sở năm 2023 thế nào? Đối tượng nào được tăng lương?