Mức bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật

Khi một bên đơn chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật thì phải có trách nhiệm bồi thường các tổn hại về vật chất và tinh thần cho bên còn lại. Vậy theo Bộ luật Lao động năm 2019, mức bồi thường này được quy định như thế nào?


Thế nào là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật?

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật.

BLLĐ 2019 đã quy định cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Do đó, nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:

- NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;

- NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;

- NSDLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;

- Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…

Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái luật (Ảnh minh họa)


Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật phải bồi thường bao nhiêu?

Bộ luật Lao động 2019 đã đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:

Đối với người sử dụng lao động:

Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:

- Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, NSDLĐ phải:

  • Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
  • Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
  • Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

- Trường hợp 2:  Người lao động không muốn làm việc, NSDLĐ phải trả:

  • Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
  • ​Trợ cấp thôi việc cho người lao động.

- Trường hợp 3: NSDLĐ không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:

  • Các khoản tiền ở trường hợp 2;
  • Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Đối với người lao động:

Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:

  • Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ;
  • Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
  • Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của NSDLĐ).

Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên, mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.

>> Bộ luật Lao động 2019 và toàn bộ điểm mới đáng chú ý

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.