Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026. 

Đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

de-xuat-chay-grab-va-shipper-cung-phai-dong-bhxh-bat-buoc

Trong cuộc họp Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách cuối tháng 03/2024 vừa qua, các đại biểu đã đề xuất việc bổ sung nhóm người lao động là tài xế công nghệ và giao hàng công nghệ (shipper) tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.  

Theo đó, nhằm ứng phó với những rủi ro trong công việc và đảm bảo giải pháp an sinh xã hội cho người lao động, bên cạnh việc được đóng BHXH bắt buộc, các tài xế grab, be, shipper… cũng được đề xuất sẽ được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chính sách hỗ trợ tạo việc làm. 

Bên cạnh đó, điều 31 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng quy định, người lao động làm việc không trọn thời gian (làm việc theo chế độ linh hoạt) được đề xuất sẽ thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Hiện nay theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13, chạy grab hay shipper đều không thuộc đối tượng được hưởng BHXH bắt buộc. Các trường hợp người lao động được đóng BHXH được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 gồm:  

  • Làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn/hợp đồng xác định thời hạn/ hợp đồng theo mùa vụ.

  • Làm 01 công việc nhất định trong thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

  • Làm việc theo hợp đồng ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi. 

  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. 

Hiện nay, pháp luật quy định người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên làm việc theo sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, được quản lý và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14). 

Như vậy có thể thấy, để được tham gia BHXH bắt buộc, người lao động phải đáp ứng được một trong những điều kiện trên. Tuy nhiên, đối với trường hợp lao động công nghệ, xét thấy: 

  • Nguồn thu nhập thường đến từ phía người sử dụng dịch vụ, không phải từ phía công ty. 

  • Thường không có hợp đồng lao động. 

Do vậy, các tài xế công nghệ, shipper hiện nay không thuộc trường hợp người lao động được tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo quyền lợi của bản thân sau này. 

Sắp tới, đối tượng nào sẽ được bổ sung tham gia BHXH bắt buộc?

de-xuat-chay-grab-va-shipper-cung-phai-dong-bhxh-bat-buoc-

Theo Điều 31 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh).

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ. 

- Người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

- Người quản lý doanh nghiệp.

- Người lao động làm việc không trọn thời gian (làm việc theo chế độ linh hoạt).

- Người hưởng chế độ phu nhân/phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. 

Nguyên tắc đóng BHXH được quy định tại Điều 5 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

- Mức hưởng BHXH bắt buộc và tự nguyện tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH; có chia sẻ giữa người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện. 

- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính dựa trên lương tháng của người lao động. 

- Mức đóng BHXH tự nguyện được tính dựa trên mức thu nhập tháng do người lao động chọn. 

- Người lao động vừa đóng BHXH bắt buộc vừa đóng BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. 

Trên đây là cập nhật của Luật Việt Nam về đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?