Sắp được dùng Căn cước thay cho hộ chiếu khi xuất cảnh?

Sắp tới đây khi Luật Căn cước 2023 được đưa vào thi hành, có đúng người dân sắp được dùng Căn cước khi xuất cảnh thay thế cho hộ chiếu?

1. Sắp được dùng Căn cước khi xuất cảnh thay cho hộ chiếu?

Sắp được dùng Căn cước khi xuất cảnh
Sắp được dùng Căn cước khi xuất cảnh thay hộ chiếu? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước 2023 số 26/2023/QH15, người dân có thể sắp được dùng Căn cước khi xuất cảnh thay cho hộ chiếu, giấy thông hành…

Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ Căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh chỉ giới hạn trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài đã ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế mà theo đó, người dân được phép sử dụng Căn cước thay cho giấy tờ theo đúng quy định để xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.

Cụ thể khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định:

“2. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.”

Do vậy, chỉ trong khuôn khổ Việt Nam và các nước đã qua ký kết điều ước hoặc thực hiện thỏa thuận cho phép sử dụng thẻ Căn cước thay cho các loại giấy tờ thông hành như hộ chiếu, visa, giấy thông hành… trên lãnh thổ của nhau thì công dân mới được sử dụng Căn cước để thay thế.

2. Có thể dùng Căn cước để xuất cảnh khi đến quốc gia nào?

Tính tới hiện tại, Việt Nam chưa thực hiện ký kết điều ước hay thỏa thuận quốc tế với quốc gia nào về vấn đề sử dụng Căn cước thay cho hộ chiếu để xuất cảnh.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Phiên họp thứ 21 của Ủy ban thường vụ quốc hội vào giữa tháng 3/2023, hiện Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực ASEAN đang phấn đấu, cố gắng thống nhất các loại giấy tờ để hướng tới tương lai không cần sử dụng đến Visa giống như cộng đồng Châu Âu.

Theo đó, nếu thống nhất được điều này thì trong tương lai, công dân Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng thẻ Căn cước để đi lại trong khu vực các nước ASEAN mà không cần dùng tới hộ chiếu.

Từ 01/7/2024 tới đây, khi Luật Căn cước 2023 có hiệu lực, thẻ Căn cước sẽ có giá trị chứng minh các thông tin đã tích hợp của người được cấp thẻ để thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch, dịch vụ công và nhiều hoạt động khác nữa.

3. Ưu điểm và nhược điểm khi dùng Căn cước khi xuất cảnh

sap-duoc-dung-can-cuoc-khi-xuat-canh
Ưu và nhược điểm khi dùng Căn cước thay hộ chiếu khi xuất cảnh (Ảnh minh họa)

Ưu điểm

- Tiết kiệm thời gian, công sức và dễ dàng mang theo: Người dân sẽ không cần phải mang quá nhiều giấy tờ khi xuất, nhập cảnh.

Theo quy định tại Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019 số 49/2019/QH14, công dân khi xuất cảnh cần chuẩn bị:

  • Hộ chiếu/giấy thông hành.

  • Thị thực rời.

  • Thẻ thường trú, thẻ tạm trú.

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân

Theo đó, việc dùng thẻ Căn cước tích hợp thay cho hộ chiếu sẽ giúp người dân dễ dàng chuẩn bị và mang theo giấy tờ khi xuất cảnh.

- Thuận tiện cho người chưa làm hộ chiếu: Đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp hoặc không có đủ thời gian để làm hộ chiếu mới, việc được phép dùng thẻ Căn cước khi xuất cảnh thay cho hộ chiếu sẽ là giải pháp nhanh chóng và thuận tiện.

- Giảm bớt chi phí: Không cần phải chi trả cho việc làm mới hoặc gia hạn hộ chiếu, người dân có thể tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

- Hiển thị đầy đủ thông tin cá nhân: Tới đây, khi Căn cước tích hợp tất cả thông tin cá nhân, ảnh chân dung, mống mắt, giọng nói, mống mắt, việc thông quan sẽ trở nên chuẩn xác và giúp các cơ quan dễ dàng xác minh được danh tính của người xuất nhập cảnh.

Nhược điểm: Không phải quốc gia nào cũng chấp nhận thông hành bằng thẻ Căn cước

Hiện nay, Việt Nam chưa thực hiện ký kết điều ước hay thỏa thuận quốc tế với quốc gia nào về vấn đề sử dụng Căn cước thay cho hộ chiếu để xuất cảnh.

Vì vậy, người dân sẽ không thể sử dụng thẻ Căn cước thay cho hộ chiếu khi xuất cảnh những nước không nằm trong phạm vi ký kết điều ước quốc hoặc thỏa thuận quốc tế.

Trên đây là cập nhật của Luật Việt Nam về việc sắp được dùng Căn cước khi xuất cảnh thay hộ chiếu.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?