Dự kiến sẽ bỏ phân loại công chức theo ngạch được bổ nhiệm

Đây là một trong những đề xuất nêu tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đang được Bộ Nội vụ xây dựng, soạn thảo.


Sẽ không phân loại công chức theo ngạch được bổ nhiệm nữa?

Trước đây, theo quy định tại Điều 34 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức được phân loại dựa theo 02 căn cứ:

- Theo ngạch được bổ nhiệm: Công chức được phân thành 04 loại A, B, C, D:

+ Loại A: Ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

+ Loại B: Chuyên viên chính hoặc tương đương;

+ Loại C: Chuyên viên hoặc tương đương

+ Loại D: Cán sự hoặc tương được và nhân viên.

- Theo vị trí công tác: Công chức được phân thành 02 loại:

+ Giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Tuy nhiên, đến Dự thảo này, Bộ Nội vụ đang đề xuất bỏ việc phân loại công chức căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm mà thay thế bằng việc căn cứ vào lĩnh vực ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ.

Lúc này, tùy vào từng lĩnh vực, chuyên môn mà công chức sẽ được phân loại theo ngạch tương ứng. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng vị trí việc làm và tiền lương.

Xem thêm: Thông tư 03: Nội quy thi tuyển công chức, viên chức mới nhất

phân loại công chức

Dự kiến sẽ bỏ phân loại công chức theo ngạch được bổ nhiệm​ (Ảnh minh họa)


Người có tài năng sẽ được xét tuyển vào công chức

Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Trong đó, để được vào công chức thì người dự thi hoặc xét tuyển phải có phẩm chất, trình độ, năng lực phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm thực hiện.

Hiện nay, chủ yếu việc tuyển dụng công chức là thông qua thi tuyển, chỉ có một trường hợp duy nhất được xét tuyển. Đó là người có đủ điều kiện phải cam kết tình nguyện làm việc tại miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 05 năm trở lên.

Giờ đây, trong Dự thảo đang được Bộ Nội vụ xây dựng có đề xuất bổ sung thêm 02 trường hợp nữa có thể được xét tuyển. Đó là, người có tài năng hoặc sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có thể quyết định tiếp nhận một số đối tượng sau:

- Viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Cán bộ, công chức cấp xã;

- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu;

- Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp TNHH 01 thành viên mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ;

- Người có chức danh quản lý và được cử làm người đại diện của hơn 50% vốn Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp…

Những người này phải có ít nhất 05 năm công tác không kể thời gian tập sự, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và hiện đang làm việc ở vị trí có trình độ đại học trở lên.

>> 05 điểm mới của Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.