Cấm bác sĩ bệnh viện công mở bệnh viện tư (dự kiến)

Một trong những nội dung nổi bật được kế thừa tại Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh là việc cấm bác sĩ bệnh viện công mở bệnh viện tư theo hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bác sĩ bệnh viện công không được thành lập bệnh viện tư

Theo khoản 13 Điều 6 Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cấm cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám chữa bệnh (KCB) được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệpLuật Hợp tác xã.

Tuy nhiên, trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

Đây không phải quy định mới mà tiếp tục được kế thừa trên tinh thần của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.

Theo đó, cũng xin nhấn mạnh rằng, Luật chỉ cấm bác sĩ bệnh viện công thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý các bệnh viện, phòng khám tư nhân theo hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã.

Các bác sĩ có thể mở phòng khám tư theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc sau khi nghỉ hưu mở và quản lý bệnh viện tư.

cấm bác sĩ bệnh viện công mở bệnh viện tư theo hình thức doanh nghiệp
Cấm bác sĩ bệnh viện công mở bệnh viện tư theo hình thức doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Làm thêm không quá 200h mới được đăng ký hành nghề KCB

Đây là một trong những quy định hoàn toàn mới trong Dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi lần này, có 8 nguyên tắc đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong đó có:

- Người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Người hành nghề tại cơ sở KCB được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của 01 cơ sở KCB ngoài giờ;

- Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở KCB nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở KCB khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ;

- Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã…

>> Thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 2019

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?