Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Xếp loại thế nào?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm, giáo viên mầm non phải tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Xếp loại thế nào?

 

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?

Tại khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT quy định:

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Cụ thể, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định tại chương III Quy định ban hành kèm Thông tư 26 bao gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí.

Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo

Giáo viên tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

- Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo

- Tiêu chí 2: Phong cách làm việc

Tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Giáo viên nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

- Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân

- Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

- Tiêu chí 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Tiêu chí 6: Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

- Tiêu chí 7: Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

- Tiêu chí 8: Quản lý nhóm, lớp

Tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.

- Tiêu chí 9: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

- Tiêu chí 10: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

Tiêu chuẩn về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Giáo viên tham gia tổ chức, thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.

- Tiêu chí 11: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Tiêu chí 12: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

Tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin

Giáo viên sử dụng được một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Tiêu chí 13: Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em

- Tiêu chí 14: Ứng dụng công nghệ thông tin

- Tiêu chí 15: Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?​ (Ảnh minh họa)

Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Căn cứ Điều 9, 10, 11 chương III Quy định ban hành kèm Thông tư 26 năm 2018, giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần và hiệu trưởng trường mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong đó, giáo viên được xếp loại như sau:

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
 

Lựa chọn giáo viên cốt cán theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán được quy định tại khoản 1 Điều 12 chương III Quy định ban hành kèm Thông tư 26 như sau:

- Là giáo viên mầm non có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non cho tới thời điểm xét chọn;

- Được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt mức khá trở lên, trong đó tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 phải đạt mức tốt;

- Có khả năng thiết kế, triển khai các hoạt động giáo dục mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non cho đồng nghiệp trong trường hoặc cụm trường tham khảo học tập;

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng giáo viên;

- Có nguyện vọng trở thành giáo viên mầm non cốt cán.

Trên đây là các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được tính thế nào?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.