Mẫu phiếu đánh giá giáo viên mầm non [2024]

Mẫu phiếu đánh giá giáo viên mầm non mới nhất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được cập nhật tại bài viết này.

Mẫu phiếu đánh giá giáo viên mầm non

Mẫu phiếu đánh giá giáo viên mầm non ban hành tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Mẫu phiếu đánh giá giáo viên mầm non
Mẫu phiếu đánh giá giáo viên mầm non mới nhất (Ảnh minh họa)

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

Họ và tên giáo viên.....................................................................................

Trường: ......................................................................................................

Nhóm, lớp chủ nhiệm ……………………………………

Quận/Huyện/Tp, Tx………………………… Tỉnh/Thành phố..........................

Hướng dẫn:

Giáo viên nghiên cứu Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT, đọc kỹ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đối chiếu với các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong năm học, tự đánh giá (đánh dấu x) theo các mức như sau chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T).

Tiêu chí

Kết quả xếp loại

Minh chứng

Đ

K

T

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

Tiêu chí 2. Phong cách làm việc

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Tiêu chuẩn 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em

Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin

Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

1. Nhận xét   (ghi rõ):

- Điểm mạnh:  ..............................................................................................................

- Những vấn đề cần cải thiện:  .....................................................................................

2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo

- Mục tiêu:  ....................................................................................................................

- Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cần ưu tiên cải thiện):  .............

- Thời gian:  ...................................................................................................................

- Điều kiện thực hiện:  ...................................................................................................

Xếp loại kết quả đánh giá  1  :  ………………………………

……, ngày ... tháng... năm .... 

‎ Người tự đánh giá 

‎ (Ký và ghi rõ họ tên)

Xếp loại phiếu đánh giá giáo viên mầm non như thế nào?

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Cuối năm học, giáo viên tự đánh giá bản thân theo chuẩn giáo viên mầm non. Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên 02 năm/lần vào cuối năm học.

Trong trường hợp cấp trên quản lý yêu cầu, cơ sở giáo dục mầm non có thể rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Xếp loại kết quả phiếu đánh giá giáo viên mầm non

- Đạt mức tốt: Có tất cả các tiêu chí từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 đạt mức tốt

- Đạt mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 đạt mức khá trở lên;

- Mức đạt: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

- Mức chưa đạt: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Quy trình đánh giá giáo viên mầm non

- Giáo viên mầm non tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Cơ sở giáo dục tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3, Điều 10, Điều 11 Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT 

Trên đây là Mẫu phiếu đánh giá giáo viên mầm non và thông tin liên quan.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.