Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được tính thế nào?
Hiện nay, pháp luật có những quy định riêng về định mức giờ dạy và thời gian làm việc của giáo viên mầm non. Vậy định mức giờ dạy của giáo viên mầm non được tính thế nào?
Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non
Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định:
- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
- Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ tương tự như trên; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
- Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Thông tư 48, thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
- 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);
- 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 48 năm 2011, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
- Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
- Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.
Trong đó, căn cứ Điều 112 Bộ luật lao động 2019, những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương là: Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 01/5; Quốc khánh 02/9; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non
Điều 5 Thông tư 48 quy định về chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy như sau:
Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm
- Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn giáo dục nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy/tuần;
- Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy/tuần;
- Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần;
- Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.
Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy.
Trên đây là các quy định về định mức giờ dạy của giáo viên mầm non. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Tốt nghiệp cử nhân có thể học nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên (16/04/2021 09:21)
- Từ 20/3/2021, thời gian giáo viên xét nâng bậc lương lần sau thế nào? (06/04/2021 10:00)
- Khi nào giáo viên được nâng lương trước hạn? (24/03/2021 13:00)
- Video: Giáo viên nào lợi nhất, thiệt nhất từ ngày 20/3/2020 (19/03/2021 15:24)
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THPT công lập từ 20/3/2021 (19/03/2021 11:10)
- Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên có hạn không? (18/03/2021 09:00)
- Sắp tới, lương giáo viên THCS cao nhất hơn 10 triệu đồng/tháng (17/03/2021 09:51)
- Ưu tiên giáo viên sắp nghỉ hưu bổ sung tiêu chuẩn chức danh (17/03/2021 08:00)
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì? Đánh giá thế nào? (16/03/2021 19:30)
- Video: Sắp tới, lương giáo viên lâu năm chỉ bằng giáo viên mới? (16/03/2021 16:59)
- Chiến sỹ công an mất, người thân được nhận những khoản tiền nào? (20/04/2021 10:00)
- Bộ đội ngoại tình có bị tước quân tịch không? (17/04/2021 12:00)
- Chế độ dành cho cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái đắc nhiệm (15/04/2021 10:00)
- "Cánh cửa" để người không học sư phạm vẫn có thể làm giáo viên (14/04/2021 19:30)
- Quyền lợi dành cho giáo viên nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên (13/04/2021 14:00)
- Công chức chỉ còn được hưởng 7 loại phụ cấp từ 01/7/2022? (13/04/2021 10:00)
- Khi nào giáo viên được từ chối phân công của hiệu trưởng? (07/02/2021 12:00)
- Thủ tục xét lý lịch để kết nạp Đảng 2021 mới nhất (06/02/2021 08:51)
- Hiệu trưởng được cho phép giáo viên nghỉ mấy ngày? (05/02/2021 10:00)
- Nghỉ việc theo nguyện vọng, giáo viên có được hưởng trợ cấp thôi việc? (04/02/2021 19:00)
- Mọi giáo viên cần biết: Quy định mới nhất về lương, phụ cấp (04/02/2021 09:00)