Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì? Được quy định thế nào?

Với mỗi giáo viên, chức danh nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cùng tìm hiểu chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì và các quy định liên quan khác tại bài viết dưới đây.

1. Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

1.1 Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là viên chức trong cơ sở giáo dục. Định nghĩa này được căn cứ từ định nghĩa chức danh nghề nghiệp là gì tại khoản 1 Điều 8 Luật Viên chức 58/2010/QH12.

Như vậy, chức danh nghề nghiệp là cách gọi của trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là viên chức trong cơ sở giáo dục công lập.

Còn giáo viên trong các cơ sở dân lập hoặc ký hợp đồng trong các cơ sở công lập thì được xác định là người lao động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động là trường học.

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong từng lĩnh vực.

Như vậy, có thể hiểu, một giáo viên được xếp vào chức danh nghề nghiệp. Trong từng chức danh, giáo viên lại được chia thành các cấp độ khác nhau được gọi là hạng. Đồng thời, căn cứ vào từng hạng sẽ có mã số tương ứng.

1.2 Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Với giáo viên, căn cứ Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT về giáo viên mầm non, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về giáo viên tiểu học, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT về giáo viên trung học cơ sở (THCS) và Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT về giáo viên trung học phổ thông (THPT), mã số, hạng chức danh giáo viên cụ thể như sau:

Giáo viên

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Mầm non

Mã số V.07.02.24

Mã số V.07.02.25

Mã số V.07.02.26

Tiểu học

Mã số V.07.03.27

Mã số V.07.03.28

Mã số V.07.03.29

THCS

Mã số V.07.04.30

Mã số V.07.04.31

Mã số V.07.04.32

THPT

Mã số V.07.05.13

Mã số V.07.05.14

Mã số V.07.05.15

1.3 Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên

Căn cứ Điều 6 các Thông tư 01, 02, 03, 04 về giáo viên các cấp, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm:

- Căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhiệm để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp tương ứng.

- Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với từng cấp học.

- Không kết hợp thăng hạng khi bổ nhiệm giáo viên từ chức danh nghề nghiệp tại các Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (đã hết hiệu lực) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên theo các Thông tư 01, 02, 03 và 04.

- Không căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm vào hạng cao hơn hạng đã trúng tuyển với giáo viên các cấp mới được tuyển dụng…

Xem thêm: Danh sách các loại bằng cấp giáo viên nhất định phải có

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì? Được quy định thế nào?
Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì? Được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên

Đây là một trong các loại chứng chỉ mà giáo viên phải có. Trong đó, căn cứ các Thông tư về giáo viên các cấp thi giáo viên cần có các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp dưới đây:

  • Giáo viên mầm non: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
  • Giáo viên tiểu học: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
  • Giáo viên THCS: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.
  • Giáo viên THPT: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.

Như vậy, so với trước đây, giáo viên các cấp đã không cần phải học những loại chứng chỉ riêng biệt theo từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên (hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV).

>> Xem thêm: Học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên ở đâu?

3. Cách xếp lương giáo viên theo từng chức danh

Theo Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, giáo viên là viên chức được hưởng lương theo công thức:

Lương = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương

Trong đó, hệ số lương của giáo viên sẽ căn cứ vào chức danh nghề nghiệp và hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng để áp dụng mức lương của viên chức nào trong bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Ví dụ với giáo viên mầm non:

  • Chức danh nghề nghiệp hạng III sẽ hưởng lương của viên chức A0 tức là có hệ số lương từ 2,1 - 4,89 tương đương mức lương thấp nhất là 2,78 và mức lương cao nhất là gần 8,8 triệu đồng/tháng.
  • Chức danh nghề nghiệp hạng II sẽ hưởng lương của viên chức A1 tức là có hệ số lương từ 2,23 - 4,98 tương đương mức lương thấp nhất là hơn 4,2 và mức lương cao nhất là gần 9,0 triệu đồng/tháng…

Trên đây là thông tin giải đáp: Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì và các vấn đề khác liên quan như mã số, xếp lương…

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.