Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất theo Quyết định 595

Do nhiều lần thay đổi công việc mà không ít người lao động hiện nay vẫn có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nên làm thủ tục gộp sổ.

Mỗi người chỉ có 1 sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.

Như vậy, về nguyên tắc, mỗi người lao động chỉ có duy nhất 01 sổ BHXH.

Do đó, người tham gia BHXH có từ 2 sổ trở lên cần làm thủ tục gộp sổ để cơ quan BHXH thuận tiện trong việc quản lý, ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.

Thủ tục gộp sổ BHXH

Thủ tục gộp sổ BHXH mới nhất theo Quyết định 595 (Ảnh minh họa)

Thủ tục gộp sổ BHXH mới nhất

Về thành phần hồ sơ

Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH như sau:

- Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (đối với người lao động);

- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);

- Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);

- Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).

Về địa điểm nộp hồ sơ

Cơ quan BHXH quận/huyện nơi người lao động tham gia bảo hiểm.

Về trình tự thực hiện

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH nơi tham gia bảo hiểm.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày (có văn bản thông báo cho người lao động biết) thì người lao động được cấp sổ BHXH mới.

Lưu ý: Theo điểm e khoản 3 Điều 43 Quyết định 595, nếu người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên mà có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.

Có thể thấy, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay khá đơn giản. Đặc biệt, suốt quá trình thực hiện cho đến khi nhận được sổ mới, người lao động không phải mất bất cứ một khoản chi phí nào.

Chính vì vậy, để hưởng trọn vẹn các quyền lợi từ việc tham gia BHXH, nếu có nhiều sổ, người lao động nên nhanh chóng làm thủ tục gộp sổ.

>> Quyết định 595: 7 lưu ý cho người tham gia bảo hiểm

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?