Hướng dẫn chi tiết thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất

Thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm được nhiều người lao động quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật để hưởng trọn chế độ thai sản.

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Đồng thời:

  • Lao động nữ sinh con, mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ và người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi.
  • Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Lưu ý: Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản như những lao động khác.

Thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất

Thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất (Ảnh minh họa)

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, tùy thuộc vào từng trường hợp của người lao động mà các giấy tờ hưởng chế độ thai sản sẽ khác nhau.

Đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội

* Về phía người lao động:

  • Khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc thực hiện biện pháp tránh thai:

+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện và giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện (nếu có).

+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

  • Sinh con:

+ Trường hợp thông thường: Bản sao giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.

+ Trường hợp con chết sau sinh: Bản sao giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh; bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử của con.

Nếu con chết ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.

+ Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con: Bổ sung thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ.

+ Trường hợp người mẹ sau sinh hoặc sau khi nhận con không đủ sức khỏe để chăm con: Bổ sung thêm bản chính biên bản giám định y khoa.

+ Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án nếu điều trị nội trú; bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú; bản chính biên bản giám định y khoa nếu phải giám định y khoa.

+ Trường hợp mang thai hộ: Bổ sung bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao trẻ.

  • Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi:

Bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

  • Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

+ Trường hợp thông thường: Bản sao giấy chứng sinh, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

+ Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Bổ sung thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh: Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.

  • Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:

+ Trường hợp thông thường: Bản sao giấy chứng sinh, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh: Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.

* Về phía đơn vị sử dụng lao động:

Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (Mẫu 01B-HSB).

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản (Ảnh minh họa)


Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH

(Thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi hoặc sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian đang đóng BHXH nhưng đã thôi việc và nộp hồ sơ hưởng chế độ tại cơ quan BHXH)

  • Sinh con, nhận con:

Bản sao giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con.

  • Con chết sau khi sinh:

+ Bản sao giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con; bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử của con.

+ Nếu con chết ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hồ sơ bệnh án hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.

  • Người mẹ chết sau khi sinh:

Bổ sung bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ.

  • Người mẹ sau sinh hoặc sau khi nhận con không đủ sức khỏe để chăm con:

Bổ sung bản chính biên bản giám định y khoa.

  • Khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai:

Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án nếu điều trị nội trú; bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú; bản chính biên bản giám định y khoa nếu phải giám định y khoa; giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

  • Mang thai hộ:

Bổ sung bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao trẻ.

  • Thanh toán chi phí giám định y khoa:

Bổ sung bản chính hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định.

  • Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi:

Bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất

Quyết định 777/QĐ-BHXH quy định chi tiết thủ tục hưởng chế độ thai sản cho người lao động như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người lao động, thân nhân người lao động và đơn vị sử dụng lao động có thể lựa chọn nộp hồ sơ và nhận kết quả bằng một trong các hình thức:

  • Qua giao dịch điện tử (kèm hồ sơ giấy hoặc không kèm hồ sơ giấy).
  • Qua dịch vụ bưu chính công ích.
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Về phía người lao động

Đối với người đang đóng BHXH:

Nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:

Nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi cư trú.

Về phía đơn vị sử dụng lao động

  • Tập hợp và lập hồ sơ:

Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải lập Danh sách 01B-HSB và nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.

  • Trường hợp giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
Trả tiền trợ cấp thai sản

Chi trả tiền trợ cấp thai sản cho người lao động (Ảnh minh họa)


Bước 2: Cơ quan BHXH nhận hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ của người lao động, đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp.

Bước 3: Nhận kết quả và tiền trợ cấp

Về phía người lao động

Người lao động, thân nhân người lao động có thể nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức:

  • Qua tài khoản ATM của người lao động.
  • Qua đơn vị sử dụng lao động.
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị sử dụng lao động mà đơn vị đã chuyển lại cho cơ quan BHXH và trong trường hợp thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi mà không có tài khoản ATM.

Nếu người lao động không trực tiếp đến nhận trợ cấp bằng tiền mặt thì lập giấy ủy quyền (Mẫu 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền.

Về phía người sử dụng lao động

Nhận kết quả giải quyết (Danh sách C70a-HD) và tiền trợ cấp qua tài khoản của đơn vị sử dụng lao động để chi trả cho người lao động đăng ký nhận tiền mặt.

Có thể thấy, các loại giấy tờ cũng như thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất hiện nay khá đơn giản và rõ ràng. Chính vì vậy, người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động hoàn toàn dễ dàng để có thể thực hiện.

>> Chế độ thai sản: Thông tin cần biết khi sinh con

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.