Mùa dịch, thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Để hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm tới trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp. Vậy trong thời gian dịch bệnh, người dân không được ra ngoài, làm sao để thông báo tìm kiếm việc làm?


Cách đơn giản để thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng mùa Covid

Trường hợp xảy ra dịch bệnh, theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động không phải trực tiếp thông báo kiếm việc làm tới trung tâm dịch vụ việc làm đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên trong trường hợp này, người lao động phải nộp thư đảm bảo hoặc ủy quyền nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực của giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn (có thể gửi qua bưu điện) trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.

Dù vậy, việc nộp thư đảm bảo cũng gặp có thể gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Để giải quyết khó khăn này, Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 đã nêu rõ:

2. Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện...) trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

Như vậy, người lao động có thể thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng theo cách gián tiếp cho đến khi công bố hết dịch. Có thể kể đến như:

- Gửi thư điện tử (email);

- Fax;

- Qua đường bưu điện;

- Zalo…

Cách thức thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm cũng hết sức đơn giản. Cụ thể như sau:

Bước 1: Người lao động kê khai đầy đủ thông tin theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015.

Bước 2: Gửi thông báo tìm kiếm việc làm đến Trung tâm dịch vụ việc làm.

- Nếu gửi qua Email: Gửi bản chụp thông báo tìm kiếm việc làm đã kê khai đến địa chỉ hòm thư điện của trung tâm dịch vụ việc làm mà mình đang hưởng trợ cấp.

- Nếu gửi qua bưu điện: Gửi bản chính thông báo tìm kiếm việc làm đã kê khai đến trung tâm dịch vụ việc làm mà mình đang hưởng trợ cấp.

- Nếu gửi qua Zalo: Người lao động gửi bản chụp thông báo tìm kiếm việc làm đã kê khai đến số Zalo mà trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp.

thong bao tim kiem viec lam hang thang mua Covid

Cách thông báo tìm việc hằng tháng trong mùa dịch (Ảnh minh họa)


Mẫu thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ:…….

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm…………………

Tên tôi là:..................................... sinh ngày ...... /...... /.........

Số CMND/CCCD :...................Ngày cấp: ….…/……../….…. nơi cấp:.................

Chỗ ở hiện nay:......................................................................................................

Số điện thoại :..........................................................................................................

Theo Quyết định số.............................. ngày........./......../......... tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp............tháng, kể từ ngày........./........./........... đến ngày…...../........./............ tại tỉnh/thành phố………………………..

Tôi thông báo kết quả tìm kiếm việc làm theo quy định, cụ thể như sau:

(1) Đơn vị thứ nhất (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

(2) Đơn vị thứ hai (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

(…) Tên đơn vị thứ (…): (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển, kết quả).

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Tình trạng việc làm hiện nay:  

o Không có việc làm. Công việc muốn tìm:.................................................................

o Có việc làm nhưng chưa giao kết HĐLĐ/HĐLV (ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, công việc đang làm): .....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Tình trạng khác (ốm đau, thai sản, lớn tuổi...)..............................................................

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./. 

 

                                                        

 

         …, ngày ....... tháng ..... năm 202...

Người thông báo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là cách thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng mùa Covid và mẫu thông báo mới nhất. Nếu gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn đọc có thể liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Thông báo tìm việc hằng tháng: Toàn bộ quy định cần biết

>> Giãn cách xã hội: Làm sao để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

>> Không thông báo tìm việc vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Người mắc Covid-19 được hưởng quyền lợi gì về BHXH, BHYT?

Người mắc Covid-19 được hưởng quyền lợi gì về BHXH, BHYT?

Người mắc Covid-19 được hưởng quyền lợi gì về BHXH, BHYT?

Tốc độ lây lan của Covid-19 tại Việt Nam đến giữa tháng 8/2021 vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thậm chí, số ca nhiễm đã vượt mốc 9000 ca/ngày. Vậy khi mắc Covid-19, người lao động có được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 là “cú đòn” giáng mạnh vào nền kinh tế, khiến cho 1,2 triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Rất nhiều người trong số này có ý định rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần để giải quyết khó khăn trước mắt về tài chính do đợt dịch này gây ra.

Hướng dẫn thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi giãn cách

Hướng dẫn thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi giãn cách

Hướng dẫn thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi giãn cách

Khi nghỉ việc và không có nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều người lao động đã chọn rút BHXH một lần. Dưới đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn cách nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần trong thời gian giãn cách xã hội mà không cần đến cơ quan BHXH.