Nghỉ thai sản bao lâu thì nhận được tiền? [Cập nhật mới nhất] 2024

Khoản tiền khi nghỉ chế độ thai sản luôn được người lao động mong ngóng từng ngày. Theo quy định hiện nay, người lao động nghỉ thai sản bao lâu thì nhận tiền chế độ?


1. Người lao động được nghỉ thai sản bao lâu?

Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khi sinh con, người lao động sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản với thời gian nghỉ như sau:

- Lao động nữ nghỉ thai sản trong 06 tháng (tính cả thời gian nghỉ trước và sau sinh, thời gian nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng). Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi được nghỉ thêm 01 tháng/con.

- Lao động nam nghỉ thai sản khi vợ sinh con trong khoảng 05 đến 14 ngày làm việc.

Cụ thể:

  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con, chồng được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: Chồng được nghỉ 07 ngày làm việc.
  • Trường hợp còn lại: Chồng được nghỉ 05 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ kể trên được tính trong thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Sinh con được nghỉ thai sản bao lâu?
Sinh con được nghỉ thai sản bao lâu? (Ảnh minh họa)


2. Nghỉ thai sản bao lâu thì nhận tiền?

Theo hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH, thời hạn chi trả tiền chế độ thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện là 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ người lao động) hoặc 06 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động).

Căn cứ Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động muốn nhận được tiền thai sản thì sau khi quay trở lại làm việc phải nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động trong thời hạn 45 ngày. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý để được giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.

Trường hợp người lao động đã nghỉ việc trước khi nghỉ thai sản nhưng vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú. Pháp luật hiện không giới hạn thời hạn nộp hồ sơ với trường hợp nghỉ việc trước sinh.

Nghỉ thai sản bao lâu thì nhận tiền chế độ?
Nghỉ thai sản bao lâu thì nhận tiền chế độ? (Ảnh minh họa)

3. Quá hạn mới làm thủ tục nhận tiền thai sản có sao không?

Pháp luật chỉ đặt ra thời hạn làm thủ tục nhận tiền thai sản đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc. Trường hợp đã nghỉ làm trước khi sinh con sẽ không cần lo lắng, dù nộp sau sinh bao lâu vẫn được nhận tiền chế độ thai sản.

Riêng trường hợp đi làm công ty mà nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn hơn 45 ngày thì phải có văn bản giải trình kèm theo để cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét lý do và thanh toán tiền chế độ.

Trường hợp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản do lỗi của người sử dụng lao động mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho người đó.

Ngoài việc phải bồi thường, người sử dụng lao động còn bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ thai sản đúng thời hạn quy định.

Mức phạt đặt ra với hành vi này là từ 02 đến 04 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng số tiền phạt tối đa không quá 75 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản bao lâu thì nhận tiền?” Nếu còn vấn đề vướng mắc về chế độ thai sản, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?