Tử vong vì Covid-19, thân nhân được hưởng quyền lợi gì?

Dưới sự lây lan mạnh mẽ của biến chủng Covid-19, Việt Nam đã ghi nhận trên 4000 ca tử vong (tính đến ngày 11/8/2021). Vậy với những người đã tử vong vì Covid-19, thân nhân của họ có được hỗ trợ gì không?


1/ Người lao động tham gia BHXH chết vì Covid-19, thân nhân được hưởng tử tuất

Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đã quy định rõ các chế độ khi tham gia BHXH như sau:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Theo đó, nếu tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện thì khi người lao động chết, cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ tử tuất cho thân nhân của họ nếu đủ điều kiện.

Căn cứ quy định tại Mục 5 Chương III và Mục 2 Chương IV Luật BHXH năm 2014, chế độ tử tuất được áp dụng khi những người lao động sau đây bị chết hoặc bị tuyên bố là đã chết (gọi chung là trường hợp người lao động chết), bao gồm:

- Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:

+ Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

- Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện:

+ Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên.

+ Người đang hưởng lương hưu.

Khi những người lao động này chết, thân nhân của họ sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

- Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở = 14,9 triệu đồng.

(Căn cứ: Điều 66 và Điều 80 Luật BHXH năm 2014)

- Trợ cấp tuất:

+ Người tham gia BHXH bắt buộc chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng tùy từng trường hợp.

+ Người tham gia BHXH tự nguyện chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Trong đó:

Trợ cấp tuất 1 lần được tính theo công thức sau:

  • Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết:

Mức hưởng = 48 x Lương hưu - 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu

  • Đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng:

Mức hưởng = 1,5 x Mbq x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbq x Số năm đóng  BHXH từ 2014 trở đi

(Mbq là mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH)

Trợ cấp tuất hằng tháng được tính như sau:

  • Mức trợ cấp tuất cơ bản = 50% x Mức lương cơ sở (đồng/người/tháng)
  • Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng (áp dụng với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng) = 70% x Mức lương cơ sở (đồng/người/tháng)
Tử vong vì Covid-19, thân nhân có được trợ cấp? (Ảnh minh họa)


2/ Người chết vì Covid-19 được hỗ trợ mai táng phí

Theo Quyết định 3022/QĐ-TLĐ ngày 09/8/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nếu đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn tử vong do bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 kể từ ngày 27/4/2021, thân nhân sẽ được hỗ trợ 05 triệu đồng/người tử vong.

Mặt khác, theo hướng dẫn về việc xử lý thi thể bệnh nhân tử vong do Covid-19 tại Quyết định 5188/QĐ-BYT và Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG, thi hài người nhiễm Covid-19 có thể được xử lý bằng hình thức hỏa táng hoặc mai táng.

Người tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng. 

Với hình thức hỏa táng, tùy chính sách của từng địa phương mà mức hỗ trợ chi phí hỏa táng sẽ là khác nhau. Ví dụ:

Hà Nội: Mức hỗ trợ chi phí hỏa táng từ năm 2021 được quy định như sau:

- Thi hài người lớn: 03 triệu đồng/ca;

- Thi hài trẻ em dưới 06 tuổi: 1,5 triệu đồng/ca;

- Hỗ trợ chi phí vận chuyển: 01 triệu đồng/ca.

(Căn cứ: Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND thành phố Hà Nội)

Thành phố Hồ Chí Minh:

- Hỗ trợ 2,5 triệu đồng/lượt hỏa táng: một số đối tượng người có công, hộ nghèo, đảng viên có Huy hiệu 40 tuổi Đảng trở lên,…

- Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/lượt hỏa táng: Đối tượng hưu trí; hộ cận nghèo; người dân có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh

- Miễn phí hỏa táng: Trẻ từ 6 tuổi trở xuống có hộ khẩu hoặc tạm trú (KT3).

(Căn cứ: Quyết định 14/2015/QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh)

Đặc biệt với bệnh nhân tử vong do Covid-19, nhiều địa phương còn áp dụng thêm các chính sách đặc thù hỗ trợ thân nhân của bệnh nhân Covid-19 để lo hậu sự. Ví dụ:

Tại Bình Dương:

- Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng/đoàn viên công đoàn tử vong do Covid-19.

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh hỗ trợ từ 10 - 30 triệu đồng/trường hợp tử vong.

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng đối với bệnh nhân tử vong do Covid-19: 17 triệu đồng/ca tử vong để thực hiện chi phí hậu sự, từ tẩm liệm, vận chuyển, hỏa thiêu, giao tro cốt cho người thân.

Trên đây là giải đáp về việc tử vong vì covid-19 thân nhân được hưởng gì. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ tử tuất: Đối tượng, điều kiện và mức hưởng 

>> Người chết vì Covid-19, thi thể được xử lý thế nào?

>> Người nhiễm Covid-19 được miễn phí hay tự trả chi phí điều trị?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Hướng dẫn thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi giãn cách

Hướng dẫn thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi giãn cách

Hướng dẫn thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi giãn cách

Khi nghỉ việc và không có nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều người lao động đã chọn rút BHXH một lần. Dưới đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn cách nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần trong thời gian giãn cách xã hội mà không cần đến cơ quan BHXH.

Giãn cách xã hội: Làm sao để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Giãn cách xã hội: Làm sao để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Giãn cách xã hội: Làm sao để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Trợ cấp thất nghiệp đã và đang đóng góp một phần không nhỏ trong thu nhập của người lao động sau khi nghỉ việc. Vậy tại những nơi đang giãn cách xã hội, người lao động làm thế nào để để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

7 điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. HCM

7 điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. HCM

7 điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. HCM

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động ổn định cuộc sống khi nghỉ việc. Để hưởng trợ cấp, người lao động bắt buộc phải nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm. Vậy người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) phải đến đâu để nộp hồ sơ?