Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình “3 tại chỗ”. Tuy nhiên mô hình này cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo nếu không đảm bảo giãn cách. Vậy công nhân không may nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?


Mắc Covid-19 khi làm việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Để được giải quyết chế độ tai nạn lao động, người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải có đủ các điều kiện được nêu tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này; 

Đối chiếu quy định trên với trường hợp bị lây nhiễm chéo Covid-19 khi làm việc tại doanh nghiệp, có thể thấy, trường hợp này cũng có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu:

+ Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc tại doanh nghiệp.

+ Mắc Covid-19 dẫn tới suy giảm từ 5% khả năng lao động trở lên.

Mức độ suy giảm không phải do người lao động tự xác định mà phải được giám định tại Hội đồng giám định y khoa theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa kết luận người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người này có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Xem thêm: Chi tiết về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất 

mac covid-19 khi lam viec co duoc coi la tai nan lao dong

Mắc Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động? (Ảnh minh họa)


Người mắc Covid-19 khi làm việc tại doanh nghiệp được hưởng quyền lợi gì?

Nếu không may bị lây nhiễm chéo Covid-19 trong môi trường làm việc tại doanh nghiệp, người lao động sẽ được hưởng một số quyền lợi sau:

1 - Được điều trị Covid-19 hoàn toàn miễn phí.

Tại Quyết định số 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra hay còn gọi là bệnh Covid-19 vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Do đó, những người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí (theo khoản 2 Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007)

Đồng nghĩa rằng, người mắc Covid-19 sẽ không phải chi trả chi phí điều trị đối với bệnh này.

2 - Hưởng chế độ tai nạn lao động nếu đủ điều kiện.

- Được người sử dụng lao động bồi thường một khoản tiền:

  • Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm từ 11% đến 80%;
  • Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.

Căn cứ: Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

- Được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội:

  • Trợ cấp một lần nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%.
  • Trợ cấp hằng tháng nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
  • Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị: Mức trợ cấp/ngày = 30% x Mức lương cơ sở (từ 05 - 10 ngày).
  • Trợ cấp một lần khi chết = 36 x Mức lương cơ sở.

Và một số các quyền lợi khác được nêu tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

Xem thêm: Chi tiết mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất

3 - Được nhận thêm tiền hỗ trợ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 3022/QĐ-TLĐ năm 2021, người lao động là F0 (trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 kể từ ngày 27/4/2021) không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch sẽ được Liên đoàn Lao động được hỗ trợ mức tối đa là 3 triệu đồng/người.

Cùng với đó, những người lao động bị mắc Covid-19 từ ngày 27/4/2021 - 31/12/2021 còn được hỗ trợ tiền ăn trong quá trình điều trị với mức 80.000 đồng/người/ngày tính theo thời gian điều trị thực tế nhưng không quá 45 ngày (theo Nghị quyết 68/NQ-CP).

Trên đây là giải đáp thắc mắc về trường hợp mắc Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động hay không. Nếu có bất kì vướng mắc liên quan đến quyền lợi của bệnh nhân Covid-19, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Công nhân đang làm việc "3 tại chỗ" được hưởng quyền lợi gì?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Công nhân đang làm việc "3 tại chỗ" được hưởng quyền lợi gì?

Công nhân đang làm việc

Công nhân đang làm việc "3 tại chỗ" được hưởng quyền lợi gì?

Để không gián đoạn việc sản xuất kinh doanh trong thời điểm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình "3 tại chỗ" bằng cách cho công nhân sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ. Vậy những người này có được hưởng quyền lợi gì không?