Trường hợp nào bị tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động?

Tai nạn giao thông không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng lao động của người bị tai nạn. Vậy có trường hợp nào bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động không?


Bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này; 

Từ căn cứ trên, có thể thấy, người lao động bị tai nạn giao thông sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu:

- Tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Tai nạn này khiến người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không có quy định giải thích cụ thể về khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý mà giao trách nhiệm đánh giá tai nạn giao thông liên quan đến tai nạn lao động cho Đoàn điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền xem xét, xác minh và lập biên bản điều tra tai nạn lao động (theo Điều 23 Nghị định 39/2016/NĐ-CP).

Nếu biên bản điều tra tai nạn lao động xác định tai nạn giao thông xảy ra với người lao động là tai nạn lao động thì người bị tai nạn sẽ được hưởng các quyền lợi của chế độ tai nạn lao động.

Lưu ý: Căn cứ Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu bị tai nạn giao thông bởi các lý do sau thì người lao động sẽ không được giải quyết chế độ tai nạn lao động:

- Do mâu thuẫn với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện công việc.

- Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe

- Do dùng ma túy, chất gây nghiện khác trái pháp luật. 

Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất

tai nan giao thong co duoc huong tai nan lao dong

Người lao động bị tai nạn giao thông có được hưởng tai nạn lao động? (Ảnh minh họa)


Tai nạn giao thông là tai nạn lao động, người lao động được hưởng gì?

Nếu đã xác định được tai nạn giao thông mà người lao động gặp phải là tai nạn lao động, người này sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

* Được người sử dụng lao động trợ cấp một khoản tiền nhất định

Theo hướng dẫn tại Công văn số 4364/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019, trường hợp bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về được xác định là tai nạn lao động thì người sử dụng lao động sẽ thực hiện trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động:

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.

Theo đó, người lao động sẽ được trợ cấp bằng 40% mức bồi thường tai nạn lao động thông thường. Trong đó, mức bồi thường tai nạn lao động thông thường được xác định theo khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 % đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

* Được hưởng các quyền lợi về BHXH của chế độ tai nạn lao động

- Trợ cấp một lần nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%.

- Trợ cấp hằng tháng nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

- Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình như tay giả, chân giả,… nếu bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể.

- Trợ cấp phục vụ hằng tháng nếu bị suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị: Mức trợ cấp/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

- Nếu không may bị tai nạn giao thông mà tử vong:

+ Trợ cấp một lần khi chết = 36 x Mức lương cơ sở.

+ Chế độ tử tuất.

Căn cứ: Điều 48, Điều 49, Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Xem thêm: Chi tiết mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất

Trên đây là giải đáp về việc tai nạn giao thông có được hưởng tai nạn lao động hay không. Nếu còn vướng mắc hoặc chưa rõ về các quy định liên quan đến tai nạn lao động, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bị tai nạn lao động do lỗi của mình, người lao động được hưởng chế độ gì?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Công nhân đang làm việc "3 tại chỗ" được hưởng quyền lợi gì?

Công nhân đang làm việc

Công nhân đang làm việc "3 tại chỗ" được hưởng quyền lợi gì?

Để không gián đoạn việc sản xuất kinh doanh trong thời điểm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình "3 tại chỗ" bằng cách cho công nhân sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ. Vậy những người này có được hưởng quyền lợi gì không?