Công nhân đang làm việc "3 tại chỗ" được hưởng quyền lợi gì?

Để không gián đoạn việc sản xuất kinh doanh trong thời điểm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình "3 tại chỗ" bằng cách cho công nhân sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ. Vậy những người này có được hưởng quyền lợi gì không?


Được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp sẽ trả cho những công nhân của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động để thực hiện công việc, bao gồm cả mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Khoản tiền lương này phải được trả trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho người lao động theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, chỉ cần làm đủ công trong tháng, người lao động sẽ được trả đủ lương theo thỏa thuận.

Đối chiếu với trường hợp làm việc “3 tại chỗ”, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng những người công nhân vẫn thực hiện đầy đủ công việc theo sự phân công, quản lý của người sử dụng lao động. Do đó, công nhân làm việc “3 tại chỗ” cũng phải được nhận được đủ tiền lương theo thỏa thuận.

Không chỉ phải trả đủ lương, doanh nghiệp cũng phải trả lương theo đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận. Tiền lương tháng của công nhân thường được trả theo thời điểm có tính chu kì như ngày cuối cùng của tháng, ngày 05 của tháng, ngày 15 của tháng,…

Tương ứng với đó, công nhân “3 tại chỗ” cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ phúc lợi khác của doanh nghiệp.

cong nhan lam viec 3 tai cho

Công nhân làm việc 3 tại chỗ nhận được gì? (Ảnh minh họa)


Được hỗ trợ tiền ăn với mức 1 triệu đồng/người

Khi áp dụng mô hình “ 3 tại chỗ”, doanh nghiệp phải có phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đồng thời đảm bảo điều kiện về nơi ở, sinh hoạt và chất lượng bữa ăn, sức khỏe cho người lao động.

Nhằm quan tâm, động viên tới những người lao động trong thời điểm dịch bệnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 3089/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Cụ thể như sau:

- Đối tượng được hưởng: Đoàn viên, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn, thực hiện “3 tại chỗ” để sản xuất.

- Mức hỗ trợ: 01 triệu đồng/người (hỗ trợ 01 lần duy nhất).

Chính sách hỗ trợ được thực hiện tính từ ngày 24/8/2021.

Số lượng người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ này sẽ do công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên xác định.

Lưu ý: Số tiền hỗ trợ bữa ăn không chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ”. Thay vào đó, tiền hỗ trợ sẽ được chuyển cho doanh nghiệp để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Đồng thời để đảm bảo bữa ăn cho người lao động được cải thiện, công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp (với doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) sẽ giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, người lao động.

Trên đây là thông tin về quyền lợi của người lao động đang làm việc 3 tại chỗ. Nếu gặp vướng mắc với các nội dung trên hoặc pháp luật có liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Lương công nhân: Những thông tin cần biết

>> Làm việc ở nhà, người lao động có bị giảm lương?

>> Thông tin về tiền lương của NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.