4 điều người lao động cần biết khi đóng BHYT ở doanh nghiệp

Bảo hiểm y tế là một trong những loại hình bảo hiểm buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia khi giao kết hợp đồng lao động. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý của loại hình bảo hiểm này.

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng

Căn cứ pháp lý: Điều 6 và Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hàng tháng của người lao động thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.

Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.


Cụ thể:

Mức lương tháng tối thiểu đóng BHYT

Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Riêng:

+ Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

+ Người làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tháng tối đa đóng BHYT

Không cao hơn 20 tháng lương cơ sở.

Chi tiết tại bảng dưới đây:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Mức lương tháng tối thiểu đóng BHYT

Mức lương tháng tối đa đóng BHYT

Làm việc trong điều kiện bình thường

Làm việc phải qua đào tạo, học nghề; làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.180.000

4.472.600

4.389.000

29.800.000

Vùng II

3.710.000

3.969.700

3.895.500

Vùng III

3.250.000

3.477.500

3.412.500

Vùng IV

2.920.000

3.124.400

3.066.000

Lưu ý cho người lao động khi đóng BHYT ở doanh nghiệp

Lưu ý cho người lao động khi đóng BHYT ở doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
 

2. Người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT

Căn cứ pháp lý: Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Người lao động đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự:

(1) Người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng;

(2) Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

(3) Ngân sách Nhà nước đóng;

(4) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

(5) Hộ gia đình.

Ví dụ: Chị A là lao động hợp đồng không xác định thời hạn tại doanh nghiệp B, đồng thời có chồng là sĩ quan quân đội. Theo đó, chị A vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT do người sử dụng lao động đóng, vừa thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng.

Theo quy định nêu trên, chị A sẽ đóng BHYT theo diện người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng.

Với những lao động này, khoản 2 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ: Nếu một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có mức hưởng cao nhất.

Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến mới nhất
 

3. Người lao động làm việc ở nhiều doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP.

Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng BHYT theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại chi trả cùng kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng BHYT thuộc trách nhiệm của mình.
 

4. Người lao động đã tham gia BHYT trước đó

Căn cứ pháp lý: Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Chỉ trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là người lao động thuộc diện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT khi:

- Được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới và báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới).

Ví dụ: Tháng 3/2019, anh A là lao động tự do tham gia BHYT theo hộ gia đình. Tháng 10/2019, anh ký hợp đồng lao động xác định thời hạn (24 tháng) với nhà máy X nên được cấp thẻ BHYT mới (thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng).

Trong trường hợp này, anh A sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT nếu báo giảm giá trị sử dụng thẻ BHYT theo hộ gia đình.

- Được ngân sách Nhà nước tăng mức hỗ trợ đóng BHYT;

- Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

>> Tổng hợp những thông tin quan trọng về bảo hiểm y tế

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?