"Mất trắng" tiền bảo hiểm thất nghiệp nếu không lĩnh sau 3 tháng?

Theo quy định, để nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải làm thủ tục hưởng trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, quá thời hạn trên, người lao động sẽ mất toàn bộ số tiền này?

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp.

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định, người lao động quay lại trung tâm dịch vụ việc làm theo ngày ghi trên phiếu hẹn để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền trợ cấp tháng đầu tiên.

Những tháng sau đó, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

Xem chi tiết kinh nghiệm hưởng trọn trợ cấp thất nghiệp tại đây.

Mất trắng tiền bảo hiểm thất nghiệp nếu không lĩnh sau 3 tháng?

Mất trắng tiền bảo hiểm thất nghiệp nếu không lĩnh sau 3 tháng? (Ảnh minh họa)

Quá 3 tháng, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ mất?

Như đã đề cập, cơ quan BHXH chỉ giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Vậy sau thời hạn này, quyền lợi của người lao động sẽ thế nào?

Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Đồng thời, khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

-

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Như vậy, sau 03 tháng, người lao động không nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu để tính vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo chứ không bị mất đi.

>> Bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?