Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng: Các doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Việc tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà cũng tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

1. Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

lưu ý gì khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13, Luật Việt làm số 38/2013/QH13 và các hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đều được tính trên cơ sở lương tháng của người lao động.

Theo đó, từ 01/7/2024, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHXH, BHYT, BHTN tối đa của doanh nghiệp cho người lao động cũng sẽ tăng theo.

Hàng tháng, cả người lao động và người sử dụng lao động đều cần phải trích một phần quỹ lương tháng để đóng BHXH, BHYT và BHTN. Doanh nghiệp đóng theo tỷ lệ 21,5% hoặc 21,3% quỹ lương tháng đóng BHXH, còn người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ, tiền lương đóng BHXH hàng tháng là 05 triệu đồng thì mức trích đóng của người lao động là 525.000 đồng, còn doanh nghiệp phải đóng 1.075.000 đồng.

Vì vậy khi tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tương đương với mức 30%) thì khoản đóng BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN của doanh nghiệp cũng tăng 30% so với khoản đóng trước khi tăng.

2. Cập nhật mức đóng BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp mới nhất

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một khoản đóng từ tiền lương tháng và quỹ tiền lương tháng đóng BHXH để đóng bảo hiểm với tỷ lệ như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động Việt Nam

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm  y tế

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm  y tế

Hưu trí - tử tuất

Ốm đau - thai sản

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Hưu trí - tử tuất

Ốm đau - thai sản

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5% (*)

1%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

21,5%

10,5%

Tổng = 32%

(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

lưu ý gì khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng
Mức đóng BHXH của doanh nghiệp từ 01/7/2024? (Ảnh minh họa)

3. Giới hạn mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa của doanh nghiệp

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa = 17,5% x 20 x Mức lương cơ sở

Mức lương sơ sở

Mức đóng BHXH tối đa

Đến hết 30/6/2024

1,8 triệu đồng/tháng

6,3 triệu đồng/tháng

Từ 01/7/2024

2,34 triệu đồng/tháng

8,19 triệu đồng/tháng

- Bảo hiểm thất nghiệp:

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 1% x 20 x Mức lương cơ sở

Mức lương sơ sở

Mức đóng BHTN tối đa

Đến hết 30/6/2024

1,8 triệu đồng/tháng

360.000 đồng/tháng

Từ 01/7/2024

2,34 triệu đồng/tháng

468.000 đồng/tháng

- Bảo hiểm y tế:

Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa = 3% x 20 x Mức lương cơ sở

Mức lương sơ sở

Mức đóng BHYT tối đa

Đến hết 30/6/2024

1,8 triệu đồng/tháng

1,08 triệu đồng/tháng

Từ 01/7/2024

2,34 triệu đồng/tháng

1,404 triệu đồng/tháng

4. Công ty không đóng BHXH cho nhân viên có bị phạt?

Theo quy định Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải lập hồ sơ và thực hiện đóng BHXH cho người lao động.

Nếu người lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc mà lại không đóng bảo hiểm cho người đó thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp vi phạm hành vi này bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?