Lợi thế với những người nghỉ hưu vào năm 2020

Năm 2020, mặc dù có một số thay đổi liên quan đến việc nghỉ hưu của người lao động, tuy nhiên, nếu so với năm 2021 - khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thì người nghỉ hưu vào năm 2020 vẫn có lợi thế nhất định.

Đối với người nghỉ hưu khi đủ tuổi

Hiện nay, theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ… thì sẽ được nghỉ hưu và hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 đã sửa đổi Điều 54 nêu trên của Luật Bảo hiểm xã hội, theo đó, điều kiện hưởng lương hưu của người lao động từ năm 2021 được siết chặt hơn:

- Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

- Nam đủ 60 tuổi 03 tháng; nữ đủ 55 tuổi 04 tháng (sau đó mỗi năm tăng thêm 03 tháng với nam; 04 tháng với nữ để đến năm 2028, nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và năm 2035, nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi)…

Như vậy, theo quy định nêu trên, năm 2020 là cuối cùng áp dụng tuổi nghỉ hưu 60 với nam, 55 với nữ. Bắt đầu sang năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng.

Nếu như đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nhưng đến năm 2021, người lao động nam mới đủ 60 tuổi, nữ mới đủ 55 tuổi thì chưa được hưởng lương hưu luôn, mà phải bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đợi đến đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ, 63 tuổi 03 tháng mới được hưởng hưởng lương hưu. 

Lợi thế với những người nghỉ hưu vào năm 2020
Lợi thế lớn với những người nghỉ hưu vào năm 2020 (Ảnh minh họa)


Đối với người nghỉ hưu trước tuổi

Tương tự với trường hợp nêu trên, điều kiện để hưởng lương hưu với người lao động nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021 cũng được quy định mới theo Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể, nếu như theo Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, năm 2020, người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng lương hưu (với mức thấp hơn):

- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi; bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên […]

Tuy nhiên, theo điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, năm 2021, người nghỉ hưu trước tuổi chỉ được hưởng lương hưu nếu:

- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu: Tức là nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng; bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu: Tức là nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng; bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên […]

Như vậy, điều kiện về tuổi đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi năm 2021 cũng được tăng lên so với năm 2020. Đây là một bất lợi đối với người nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2021.

>> Hướng dẫn tính lương hưu nếu nghỉ hưu từ năm 2020 

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?