Từ 2018, bỏ án tử hình đối với 7 tội danh

Tội Cướp tài sản, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Tội chống mệnh lệnh… là những tội sẽ được bỏ hình phạt tử hình từ 2018.

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo Bộ luật này, không còn áp dụng hình phạt tử hình với 07 tội danh.

1.  Tội cướp tài sản

Bộ luật Hình sự năm 1999 xếp Tội cướp tài sản vào nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu. Theo đó, cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Điều 133 Bộ luật Hình sự 1999 quy định, người phạm Tội cướp tài sản sẽ chịu mức phạt thấp nhất là 03 năm tù, cao nhất là tử hình trong trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168. Hành vi cấu thành tội phạm của tội này được quy định tương tự như tại Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, tại Bộ luật Hình sự 2015, án tử hình bị loại bỏ, mức phạt cao nhất của tội này là chung thân.

2. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm

Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh như sau: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, tội này được tách thành hai tội khác nhau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193) và Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194). Với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn giữ nguyên án phạt tử hình. Trong khi đó, với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, mức phạt tử hình được bãi bỏ.

 3. Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

Tội này được quy định tại Điều 231 Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo đó, người nào phá hủy công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa xã hội tùy tính chất và mức độ vi phạm sẽ chịu hình phạt từ 03 năm tù đến tử hình.

Từ 01/01/2018 - khi Bộ luật Hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực, người phạm tội này chỉ phải chịu mức phạt cao nhất là tù chung thân (Điều 303). Mức án tử hình được bãi bỏ. Ngoài ra, Điều này còn bổ sung mức  phạt đối với người chuẩn bị phạm tội. Cụ thể, người chuẩn bị phạm tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia sẽ bị phạt từ 01 - 05 năm tù.

 


Hình ảnh minh họa

4. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội chiếm đoạt chất ma túy

Tại Bộ luật Hình sự năm 1999, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy định chung tại Điều 194. Theo đó, người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là 02 năm tù, cao nhất là tử hình.

Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, Tội trên được tách ra làm 4 tội khác nhau, được quy định lần lượt tại Điều 249, 250, 251, 252. Trong đó, giữ nguyên mức phạt tử hình với Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Tội mua bán trái phép chất ma túy. Bãi bỏ hình phạt tử hình đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội chiếm đoạt chất ma túy. Mức phạt cao nhất của hai tội này là tù chung thân.

5.  Tội chống mệnh lệnh

Điều 316 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định người nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 394 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người phạm tội này phải đối mặt với mức phạt thấp nhất là 06 tháng tù, cao nhất là tù chung thân trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

6. Tội đầu hàng địch

Người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch gây hậu quả nghiêm trọng, Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trong khi đó, tại Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ năm 2018, người phạm Tội đầu hàng địch gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật Nhà nước hoặc khai báo bí mật Nhà nước chỉ phải chịu mức phạt cao nhất là tù chung thân.

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Bộ luật Hình sự của Quốc hội, số 100/2015/QH13

Bộ luật Hình sự: 9 nội dung nổi bật áp dụng từ 2018

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Các ngân hàng mới đây đã cảnh báo với chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo của một số đối tượng lợi dụng tình trạng khách hàng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học để chuyển khoản.

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Khi tăng lương tối thiểu vùng, vấn đề được nhiều người quan tâm là doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Rượu, bia là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt không tốt cho trẻ em. Quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi đã được nhắc đến trong một số văn bản, đặc biệt mới đây lại được đề cập đến tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Việc thực hiện quy định này liệu có dễ dàng?