Tin vui: Sẽ “khai tử” Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú

 

Bỏ quản lý dân cư bằng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và thay thế bằng mã số định danh cá nhân là một trong những phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính vừa được Chính phủ thông qua.

 

 

 

Tại Nghị quyết số 112/NQ-CP ban hành ngày 31/10/2017 vừa qua, Chính phủ đã chính thức thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an.

Trong đó, Nghị quyết này đề ra phương án đơn giản hóa thủ tục Đăng ký thường trú/Đăng ký tạm trú theo hướng bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú/tạm trú bằng Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản liên quan đến thủ tục Đăng ký thường trú và Đăng ký tạm trú nêu trên, để có quy định chính thức về vấn đề này.

 


Phương án xóa bỏ Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú, thay bằng mã số định danh cá nhân có thể coi là một bước tiến mới của Chính phủ trong cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân. Sự điều chỉnh này cũng được cho là phù hợp với xu hướng quản lý hành chính của nhiều nước trên thế giới.

Thực tế, việc xóa bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đang nhận được những phản hồi tích cực từ phía người dân. Từ trước đến nay, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý hành chính. Thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính nào, người dân cũng được yêu cầu phải xuất trình Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú.

Bỏ Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú và thay thế bằng mã số định danh cá nhân đồng nghĩa với việc nếu quy định này chính thức được áp dụng, người dân sẽ không còn phải đem theo cuốn sổ này khi thực hiện các thủ tục hành chính. Trong khi đó, nếu cần các thông tin về hộ gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước có thể dùng mã số cá nhân của công dân để tra cứu trong cơ sở dữ liệu.

Song song với việc bãi bỏ phương thức quản lý dân cư bằng Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú, Nghị quyết này cũng đề ra phương án không yêu cầu Sổ hộ khẩu khi thực hiện thủ tục Đăng ký, cấp biển số xe. Cụ thể, đối với chủ xe là người Việt Nam, quá trình đăng ký, cấp biển số xe không còn phải xuất trình Sổ hộ khẩu và các giấy tờ ủy quyền đối với thân nhân trong cùng một gia đình trong hộ khẩu. Đây là một tin vui mà rất nhiều người mong chờ rằng sẽ sớm được áp dụng chính thức.

Khi xã hội đang ngày càng phát triển thì những thủ tục cũ gây phiền hà cũng nên được loại bỏ nhường chỗ cho những sáng kiến hiện đại, mang lại lợi ích cao hơn cho người dân. Việc “khai tử”Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú là cần thiết và đã đến lúc, Nhà nước cần có phương thức quản lý dân cư hiện đại hơn.

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Các ngân hàng mới đây đã cảnh báo với chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo của một số đối tượng lợi dụng tình trạng khách hàng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học để chuyển khoản.

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Rượu, bia là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt không tốt cho trẻ em. Quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi đã được nhắc đến trong một số văn bản, đặc biệt mới đây lại được đề cập đến tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Việc thực hiện quy định này liệu có dễ dàng? 

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Trên một chiếc khăn mang thương hiệu Khaisilk, khách hàng  phát hiện hai nhãn mác: “Made in Viet Nam” và “Made in China”. Ông chủ của thương hiệu nổi tiếng này đã đứng ra xin lỗi và thừa nhận bán khăn Trung Quốc… Vậy pháp luật hiện hành có những quy định nào xử lý trường hợp này?