Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

 

Rượu, bia là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt không tốt cho trẻ em. Quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi đã được nhắc đến trong một số văn bản, đặc biệt mới đây lại được đề cập đến tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Việc thực hiện quy định này liệu có dễ dàng? 

 

 
Bán rượu cho người dưới 18 tuổi là vi phạm pháp luật

Tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu có hiệu lực từ ngày 01/11/2017, Chính phủ có quy định bán rượu cho người dưới 18 tuổi là hành vi vi phạm pháp luật. Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được đề cập đến trong văn bản pháp luật. Trước đây, tại Nghị định 40/2008/NĐ-CP và Nghị định 94/2012/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), quy định này cũng đã được nhắc đến.

Theo đó, người nào vi phạm, bán rượu cho đối tượng dưới 18 tuổi sẽ bị pháp luật xử lý. Điều 45 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2014 quy định, phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với hành vi bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi. Ngoài bị phạt tiền, đối tượng vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ sản phẩm rượu từ 01 - 03 tháng.

Độ tuổi uống bia, rượu ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa

Tình trạng sử dụng bia, rượu ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động. Một báo cáo trước đây của Bộ Y tế cho thấy, mức độ tiêu thụ bia rượu của người Việt Nam trong 10 năm trở lại đây đã tăng gấp đôi. Dự báo đến năm 2025, sẽ tăng lên 07 lít/người/năm. Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu, bia nhiều nhất thế giới. Nguy hiểm hơn nữa, độ tuổi sử dụng bia, rượu tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa khi có trên 30% người từ 14 - 17 tuổi đã sử dụng bia, rượu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh và nguyên nhân gián tiếp của hơn 200 loại bệnh tật, chấn thương khác. Đối với người chưa thành niên, tiếp xúc với bia, rượu quá sớm sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân của các hành vi như tình dục không an toàn, tai nạn giao thông, bạo lực…

Người bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp 5 lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống. Cụ thể, khả năng nghiện ngập tăng gấp 4 lần, khả năng tham gia bạo lực thể chất tăng gấp 6 lần, khả năng tai nạn xe cộ tăng gấp 6 lần… Trên thực tế, hàng loạt vụ đánh nhau gây thương tích, giết người, hiếp dâm mà hung thủ là người dưới 18 tuổi được phản ánh thời gian qua, nguyên nhân một phần cũng là do bia, rượu.

 

Hình ảnh minh họa
 
…Ai cũng có thể mua

Rượu có rất nhiều tác hại, nhưng việc mua, bán, sử dụng rượu vẫn diễn ra thiếu kiểm soát. Ở nước ta, rất dễ dàng để mua được một chai rượu. Người tiêu dùng có thể mua rượu trong siêu thị, trong chợ, các cửa hàng tạp hóa hoặc thậm chí là các quán nước, trà đá vỉa hè. Ai cũng có thể mua được rượu, ngay cả trẻ em. Chỉ cần có nhu cầu, có tiền thì người bán sẵn sàng đáp ứng. Đặc biệt, với sự ra đời của hàng loạt các quán xá, nhà hàng, karaoke… việc kiểm soát mặt hàng này lại càng khó khăn.

Áp dụng quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi là đúng đắn. Tuy nhiên, việc xác định tuổi của khách hàng trước khi bán rượu cũng là một vấn đề nan giải hiện nay. Tại một số quốc gia trên thế giới, việc bán rượu cho người dưới 18 tuổi được quy định rất nghiêm ngặt.  Nếu có nhu cầu mua rượu, khách hàng phải xuất trình thẻ căn cước hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh đủ 18 tuổi trở lên.

Do đó, để quy định nêu trên thực sự đi vào thực tiễn, có ích với cộng đồng, các cơ quan chức năng, các tổ chức, trường học cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về tác hại của bia, rượu đối với sức khỏe con người, đồng thời tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến kinh doanh bia, rượu tới người dân. Với những hành vi cố ý bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc để răn đe, hạn chếvi phạm.

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu

Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Trên một chiếc khăn mang thương hiệu Khaisilk, khách hàng  phát hiện hai nhãn mác: “Made in Viet Nam” và “Made in China”. Ông chủ của thương hiệu nổi tiếng này đã đứng ra xin lỗi và thừa nhận bán khăn Trung Quốc… Vậy pháp luật hiện hành có những quy định nào xử lý trường hợp này?