Hoa hậu sửa mũi: Pháp luật cấm - Hoa hậu vẫn đăng quang?

 

Tân Hoa hậu Đại dương 2017 thừa nhận từng phẫu thuật thẩm mỹ. Theo quy định của pháp luật, thí sinh dự thi các cuộc thi người đẹp phải có vẻ đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ…

 

 

Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Đại dương Việt Nam năm 2017 diễn ra tối 28/10 vừa qua đã tìm ra được gương mặt thắng cuộc. Trải qua nhiều vòng thi, thí sinh Lê Âu Ngân Anh đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu Đại dương năm 2017. Tuy nhiên, ngay sau khi đăng quang, tân Hoa hậu đã vấp phải những chỉ trích gay gắt từ dư luận. Ngoài phần thi ứng xử được cho là tệ nhất trong số các thí sinh của Top 5 thì vấn đề nhan sắc của Hoa hậu này cũng được bàn tán khá nhiều. Đặc biệt, thông tin tân Hoa hậu Ngân Anh từng phẫu thuật thẩm mỹ đang nhận được nhiều sự quan tâm. Chia sẻ với truyền thông, tân Hoa hậu cho biết trước đây đã từng phẫu thuật nâng mũi, tuy nhiên, trước khi tham gia cuộc thi Hoa hậu Đại dương 2017, cô đã tháo phần sụn ra và có báo cáo với Ban tổ chức. Hoa hậu này cho rằng vì đã tháo sụn mũi nên vẻ đẹp của cô vẫn là tự nhiên.

Trước thông tin tân Hoa hậu từng phẫu thuật phẩm mỹ, dư luận tỏ ra không hài lòng, bởi theo quy định của pháp luật, Hoa hậu phải là người có vẻ đẹp tự nhiên. Cụ thể, Điều 19 Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định một trong những điều kiện đối với các thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu ở trong nước là phải có vẻ đẹp tự nhiên.  Trong khi đó, thí sinh có “vẻ đẹp tự nhiên” được Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL giải thích là thí sinh chưa thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.

Điều này có nghĩa là, một thí sinh muốn được công nhận là có vẻ đẹp tự nhiên phải là người CHƯA TỪNG thực hiện qua bất kỳ một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nào. Trên website chính thức “Hoa hậu Đại dương Việt Nam”, Ban tổ chức cuộc thi cũng nêu rõ, đối tượng dự thi Hoa hậu Đại dương năm 2017 là người chưa từng trải qua phẫu thuật thẩm mỹ hoặc chuyển đổi giới tính…

Với việc thừa nhận đã từng nâng mũi trước khi tham dự cuộc thi, đồng thời đối chiếu với các quy định nêu trên, tân Hoa hậu Ngân Anh còn được coi là có “vẻ đẹp tự nhiên”?

 


Tân Hoa hậu Đại dương 2017 cùng các Á hậu (Ảnh: Internet)

Liên quan đến vấn đề này, ngày 30/10, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có văn bản đề nghị đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu Đại dương năm 2017 báo cáo toàn diện về công tác tổ chức thi và thông tin về trường hợp của thí sinh Lê Âu Ngân Anh, kèm theo các tài liệu liên quan để đưa ra kết luận chính thức.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP, phạt tiền từ 02 - 06 triệu đồng đối với hành vi đưa thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu không đủ các điều kiện theo quy định.

Hoa hậu Đại dương Việt Nam là cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia mới tại Việt Nam dành cho thiếu nữ, được tổ chức lần đầu năm 2014, nhằm tìm kiếm đại sứ cho dự án Blue Ocean World do Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam sáng lập. Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Đại dương năm 2017 được tổ chức tại Nhà hát Hòa Bình (TP. HCM) với sự tham gia của 33 người đẹp. Sau gần 2 tháng tranh tài cùng nhiều hoạt động bên lề, Lê Âu Ngân Anh đã trở thành tân Hoa hậu Đại Dương 2017.

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan đến cuộc thi người đẹp, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 và Nghị định 15/2016/NĐ-CP ngày 15/03/2016 của Chính phủ

Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Nghị định 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Trên một chiếc khăn mang thương hiệu Khaisilk, khách hàng  phát hiện hai nhãn mác: “Made in Viet Nam” và “Made in China”. Ông chủ của thương hiệu nổi tiếng này đã đứng ra xin lỗi và thừa nhận bán khăn Trung Quốc… Vậy pháp luật hiện hành có những quy định nào xử lý trường hợp này?

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái được xác định thiếu trung thực khi kê khai tài sản. Trong khi đó, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: Người kê khai tài sản có nghĩa vụ phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai.