Từ 15/12, vi phạm quy định về sản xuất mũ bảo hiểm bị phạt đến 40 triệu đồng

 

Theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ, vi phạm quy định về sản xuất mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền đến 40 triệu đồng, bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp…

 

 

Theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, từ ngày 15/12/2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Sau 10 năm kể từ ngày Nghị quyết này được ban hành và có hiệu lực, mũ bảo hiểm đã trở thành vật không thể thiếu đối với mỗi người dân khi tham gia giao thông bằng xe máy. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe mô tô… giúp giảm nguy cơ chấn thương đầu và chấn thương sọ não nếu không may xảy ra va chạm. Một nghiên cứu trước đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, khi xảy ra tai nạn giao thông, nguy cơ tử vong giảm tới 42%, nguy cơ chấn thương vùng đầu giảm tới 69% nhờ sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

Mặc dù mang lại những hiệu quả thiết thực, song quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cũng làm phát sinh nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm.

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng trên 80 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm. Trong số các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đang hoạt động, có không ít cơ sở không đáp ứng được tiêu chuẩn, quy trình sản xuất và chất lượng mũ theo yêu cầu. Hậu quả là hàng loạt mũ bảo hiểm kém chất lượng, mũ bảo hiểm giả xuất hiện trên thị trường. Sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có thể khiến người sử dụng gặp nguy hiểm khi xảy ra va chạm.

 


Mũ bảo hiểm kém chất lượng được bày bán trên đường phố (ảnh: Internet)
Nhằm đảm bảo việc cung ứng mũ bảo hiểm đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Luật Đầu tư của Quốc hội năm 2014 đã xếp kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 87/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm phải đáp ứng những điều kiện sau: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; Có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001; Có tối thiểu 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở lên, được ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Có cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định... Đáp ứng những yêu cầu nêu trên, doanh nghiệp sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.

Trên thực tế, một số cơ sở không có giấy chứng nhận theo quy định vẫn tổ chức sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm. Vậy những cơ sở này sẽ bị xử lý như thế nào?

Ngày 01/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong đó có quy định rất rõ về mức xử phạt đối với những vi phạm trong sản xuất mũ bảo hiểm. Cụ thể, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sản xuất mũ bảo hiểm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm đã hết hiệu lực. Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đây là quy định mới và sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 15/12/2017. Quy định này được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng sản xuất mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, kém chất lượng đang tồn tại khá phổ biến hiện nay.

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông

Nghị định 87/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Nghị định 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

 

 

 

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.