Từ năm 2018, đưa tội danh liên quan BHXH, BHYT vào Bộ luật Hình sự

Người gian lận bảo hiểm y tế; người trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động… từ 2018 sẽ bị xử lý hình sự.

 

 

 

 

Thời gian qua, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 chưa có tội danh tương ứng. Nhằm đáp ứng những yêu cầu liên quan đến phòng, chống loại tội phạm này, BLHS năm 2015 đã bổ sung một số tội danh liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN.

 1. Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động

Theo Điều 216 của BLHS năm 2015, người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm: Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu - dưới 300 triệu đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 - dưới 50 người lao động.

Mức phạt cao nhất của tội này là phạt tiền từ 500 triệu - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm với hành vi: Trốn đóng bảo hiểm 01 tỷ đồng trở lên; Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động…

Người phạm tội trốn đóng bảo hiểm còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt từ 200 triệu - 03 tỷ đồng.

2. Tội gian lận BHXH, BHTN

Tội này được quy định tại Điều 214 BLHS năm 2015. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng  trở lên như: Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, hồ sơ BHTN lừa dối cơ quan BHXH; Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH, BHTN thì bị phạt tiền hoặc phạt tù. Cụ thể, tùy thuộc vào mức độ vi phạm, số tiền chiếm đoạt, người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 03 tháng - 10 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

 

Hình ảnh minh họa
 
3. Tội gian lận BHYT

Người lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; Giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT được cấp khống, thẻ BHYT giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định, chiếm đoạt từ 10 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 20 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 10 năm … tùy mức độ vi phạm.

Người phạm tội còn có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng; Cấm đảm nhiệm chức vụ; Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Tội này được quy định chi tiết tại Điều 215 BLHS 2015.

Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn bổ sung thêm một tội danh liên quan đến kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể, Điều 213 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số 12/2017/QH14) quy định, người nào thực hiện một trong những hành vi sau để chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20 triệu  đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên: Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, thì bị phạt tiền đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù đến 07 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội này bị phạt tiền từ 200 triệu đến 07 tỷ đồng…

Xem thêm

Luật Bảo hiểm y tế: Những thông tin đáng quan tâm nhất năm 2018

Bộ luật Hình sự 2018: Bãi bỏ 11 tội danh, bổ sung nhiều điểm mới

LuatVietnam

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi: Liệu có dễ thực hiện?

Rượu, bia là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt không tốt cho trẻ em. Quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi đã được nhắc đến trong một số văn bản, đặc biệt mới đây lại được đề cập đến tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Việc thực hiện quy định này liệu có dễ dàng?