Thanh niên "ngáo đá" chặt hàng loạt kính xe ô tô có bị phạt tù?

Nam thanh niên dùng dao tự chế chặt gãy nhiều kính xe ô tô trên đường có thể cùng lúc phải đối mặt với nhiều tội danh: Hủy hoại tài sản, Vi phạm luật giao thông đường bộ…

Một đoạn clip dài khoảng 03 phút xuất hiện trên mạng xã hội ngày 28/10 vừa qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đoạn clip ghi lại cảnh một nam thanh niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, có biểu hiện bất thường, lái xe lạng lách, tay cầm dao dài tự chế liên tục chém gãy hàng loạt kính xe ô tô đang lưu thông trên đường. Theo người quay clip, số lượng xe ô tô bị đối tượng này chém gãy gương lên tới con số hàng chục.

Chiều tối cùng ngày, đối tượng dùng hung khí chém gãy gương xe đã tới công an trình diện. Theo đó, đối tượng tên Nguyễn Đình Long (trú phường 27, quận Bình Thạnh, TP. HCM). Được biết, trước khi gây ra hành vi nêu trên, Long có sử dụng chất kích thích. Qua kiểm tra ma túy, lực lượng chức năng xác định, Long dương tính với ma túy tổng hợp.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng biệt về người phạm tội trong tình trạng bị kích thích do dùng ma túy. Nhưng Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định chung như sau: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, có thể nhận định rằng, trong trường hợp này, Long vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và việc bị kích động do sử dụng ma túy trước khi thực hiện hành vi phạm tội không được coi là một tình tiết giảm nhẹ.

Hình ảnh cắt ra từ clip
Với hành vi nêu trên, Long sẽ phải đối diện với mức phạt như thế nào?

Trước hết, hành vi chém gãy gương xe ô tô của Long có dấu hiệu của Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Điều luật này chỉ rõ, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến tù chung thân tùy vào tính chất, mức độ vi phạm và giá trị tài sản bị thiệt hại. Ngoài ra, theo quy định được nêu tại Điều này, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Trong vụ việc này, để có căn cứ xử lý chính xác nhất đối với Long, cơ quan chức năng sẽ xác minh số lượng phương tiện bị đối tượng này chém gãy gương, đồng thời xác định giá trị tài sản bị thiệt hại.

Việc xác định Long dương tính với ma túy tổng hợp cũng khiến đối tượng này phải đối mặt với việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Cụ thể, khoản 1 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Những hình ảnh trích xuất từ đoạn clip còn cho thấy Long điều khiển xe máy lưu thông trên đường không đội mũ bảo hiểm, xe máy không có gương chiếu hậu theo quy định. Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trong khi đó, điều khiển xe không có gương chiếu hậu, Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

Những quy định xử phạt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc xem thêm:

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12 của Quốc hội

Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Khaisilk: “Treo hàng Việt, bán hàng Tàu” bị xử lý thế nào?

Trên một chiếc khăn mang thương hiệu Khaisilk, khách hàng phát hiện hai nhãn mác: “Made in Viet Nam” và “Made in China”. Ông chủ của thương hiệu nổi tiếng này đã đứng ra xin lỗi và thừa nhận bán khăn Trung Quốc… Vậy pháp luật hiện hành có những quy định nào xử lý trường hợp này?

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Từ “biệt phủ” Yên Bái đến chuyện kê khai tài sản của công chức

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái được xác định thiếu trung thực khi kê khai tài sản. Trong khi đó, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: Người kê khai tài sản có nghĩa vụ phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai.