Tiêu chí xếp hạng sao khách sạn từ năm 2018

Theo Luật Du lịch 2017, tổ chức, cá nhân kinh doanh khách sạn được tự nguyện đăng ký xếp hạng sao. Tuy nhiên, khách sạn chỉ được gắn sao khi đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Việc xếp hạng sao khách sạn sẽ căn cứ vào các tiêu chí tại TCVN 4391:2015.

Ngày 19/06/2017, Quốc hội đã ban hành Luật Du lịch số 09/2017/QH14 với nhiều nội dung mới đáng chú ý. Luật này đã chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2018.

Cụ thể, Điều 50 Luật này có quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

tiêu chí xếp hạng sao khách sạn từ năm 2018

Cá nhân, tổ chức kinh doanh được tự nguyện đăng ký xếp hạng sao khách sạn

Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao khách sạn bao gồm: Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch; Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

Điều 53 Luật này cũng quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. Điều này có nghĩa là, các khách sạn chỉ được gắn “sao” khi đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận chính thức.

Theo Luật Du lịch, Tổng cục Du lịch có thẩm quyền thẩm định, công nhận khách sạn hạng 04 sao và hạng 05 sao; Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có thẩm quyền thẩm định, công nhận khách sạn hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.

tiêu chí xếp hạng sao khách sạn từ năm 2018

Tiêu chí nào để xếp hạng sao khách sạn?

Việc xếp hạng sao khách sạn vẫn được căn cứ theo các tiêu chí nêu tại Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 4391:2015, bao gồm các tiêu chí về vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…Theo đó, căn cứ vào các tiêu chí này, khách sạn sẽ được xếp hạng theo hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao.

Trong đó, vị trí, kiến trúc của khách sạn phải đáp ứng yêu cầu chung là thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đảm bảo vệ sinh, an toàn; Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện; Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý.

Trang thiết bị, tiện nghi các khu vực dịch vụ đảm bảo đầy đủ, hoạt động tốt, chất lượng phù hợp với từng hạng; Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo yêu cầu từng khu vực, cung cấp điện 24/24 giờ, có hệ thống điện dự phòng; Hệ thống nước cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy, có hệ thống dự trữ nước, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường…

Người quản lý và nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công việc và loại khách sạn; Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra định kỳ theo quy định; Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu trên áo…

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng

Vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng

Vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng

Ban chỉ đạo Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội Xuân 2018. Mức phạt tiền cao nhất cho cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị phạt đến 200 triệu đồng.