Nhiều khách hàng đã "quẳng" được gánh lo bị đóng tài khoản ngân hàng

(LuatVietnam) Tại Thông tư 02/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức bỏ quy định hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân phải đóng tài khoản thanh toán trước ngày 01/03/2018.

Cuối năm 2016, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 32/2016/TT-NHNN, trong đó quy định, chậm nhất ngày 01/03/2018 tới đây, khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân đã có tài khoản thanh toán trước ngày 01/03/2017 phải chuyển đổi sang tài khoản thanh toán của cá nhân, hoặc tài khoản thanh toán chung, hoặc đóng tài khoản.

Sau ngày 01/03/2018, các tổ chức nêu trên chưa hoàn thành việc chuyển đổi thì sẽ bị đóng tài khoản thanh toán. Điều này đồng nghĩa với việc, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép cá nhân, pháp nhân mới được mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Ngay khi quy định này được công bố, rất nhiều hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật, quỹ đầu tư… đã tỏ ra vô cùng hoang mang, lo lắng và nháo nhào làm thủ tục chuyển đổi tài khoản thanh toán của mình. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng quy định này là không bình đẳng đối với các tổ chức không có tư cách pháp nhân, đồng thời, gây bất lợi cho các tổ chức này trong giao kết hợp đồng hoặc thực hiện các thủ tục về thuế…

Nhiều khách hàng đã

Nhiều doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư... đã phải lo lắng bị đóng tài khoản ngân hàng

Càng gần đến thời điểm 01/03/2018, việc đóng tài khoản thanh toán của các tổ chức không có tư cách pháp nhân lại càng được quan tâm đặc biệt hơn. Đầu tháng 2/2018, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã đưa ra kết luận về quy định này của Thông tư 32. Cụ thể, Cục nhận định quy định này là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các tổ chức không có tư cách pháp nhân đã mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Trước kết luận của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và ý kiến trái chiều của dư luận, ngày 12/02/2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32/2016/TT-NHNN, trong đó bỏ quy định về việc bắt buộc phải đóng tài khoản thanh toán của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân chưa thực hiện chuyển đổi.

Như vậy, cuối cùng thì các hộ gia đình, tổ hợp tác, văn phòng luật sư, doanh nghiệp tư nhân, quỹ đầu tư… cũng đã có thể “thở phào”, gạt bỏ nỗi lo bị đóng băng tài khoản thanh toán đã mở trước đó, nếu chưa kịp chuyển đổi.

Bên cạnh đó, Thông tư mới cũng lùi thời hạn chuyển đổi tài khoản thanh toán của các đối tượng nêu trên đến trước ngày 01/03/2019, thay vì trước ngày 01/03/2018 như quy định cũ. Các hộ gia đình, tổ hợp tác, văn phòng luật sư, doanh nghiệp tư nhân, quỹ đầu tư… có thêm 1 năm nữa để thực hiện chuyển đổi sang tài khoản thanh toán của cá nhân, hoặc tài khoản thanh toán chung, hoặc đóng tài khoản nếu có nhu cầu.

Trước ngày 01/06/2018, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ thông báo cho khách hàng biết về việc thực hiện chuyển đổi hình thức tài khoản thanh toán.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Chỉ còn 1 tuần nữa, d­­ừng khuyến mại 50% thẻ nạp cho thuê bao trả trước

Chỉ còn 1 tuần nữa, d­­ừng khuyến mại 50% thẻ nạp cho thuê bao trả trước

Chỉ còn 1 tuần nữa, d­­ừng khuyến mại 50% thẻ nạp cho thuê bao trả trước

Thời điểm 01/03/2018 đã cận kề, các nhà mạng trên toàn quốc sắp phải dừng các chương trình khuyến mại 50% giá trị thẻ nạp cho thuê bao trả trước; chỉ được khuyến mại đến tối đa 20% giá trị thẻ nạp đối với thuê bao trả trước và tối đa 50% giá trị thẻ nạp đối với thuê bao trả sau.