Vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng

Ban chỉ đạo Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội Xuân 2018. Mức phạt tiền cao nhất cho cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị phạt đến 200 triệu đồng.

Sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất là thời điểm diễn ra các Lễ hội Xuân. Theo thống kê, chỉ tính trong tháng Giêng, cả nước có khoảng 8000 lễ hội lớn nhỏ, dự kiến thu hút hàng chục triệu lượt khách du lịch tham dự.

Thời điểm mùa lễ hội Xuân diễn ra cũng là thời điểm vấn đề an toàn thực phẩm được đẩy lên cao nhất. Thực tế, cứ mỗi địa điểm diễn ra lễ hội lại có hàng trăm hàng quán kinh doanh thực phẩm. Nhiều hàng quán trong số này không đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm như: dụng cụ đựng đồ ăn không được cọ rửa kỹ càng, nguyên liệu chế biến không rõ nguồn gốc, chứa chất độc hại… Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội xuân 2018

An toàn thực phẩm tại lễ hội Xuân đang là vấn đề được quan tâm (Hình ảnh minh họa)

Trước tình trạng này, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ra Chỉ thị số 09/CT-BCĐTƯVSATTP yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân vui xuân.

Cụ thể, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương yêu cầu Ban chỉ đạo liên ngành cấp tỉnh đẩy mạnh hoạt động truyền thông đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm, tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở, trang thiết bị, vệ sinh cá nhân người sản xuất, chế biến thực phẩm; quy định nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm; vệ sinh ăn uống; lựa chọn, bảo quản chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn…

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; Phát hiện sớm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Về việc xử lý các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, Nghị định 178/2013/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể. Theo đó, tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm sẽ phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội xuân 2018

Nếu phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, người dân cần báo cho cơ quan chức năng (Hình ảnh minh họa)

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã kêu gọi người dân tham gia giám sát ngăn chặn thực phẩm bẩn mùa Lễ hội Xuân 2018, đồng thời công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin về an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân.

Cụ thể, người dân có thể thông báo các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm theo các số điện thoại đường dây nóng sau: 0243 232 1556 - 0911 811 556.

Bên cạnh đó, tại Chỉ thị 09/CT-BCĐTƯVSATTP, Ban chỉ đạo Trung ương còn yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất, đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn để chủ động cấp cứu và điều trị, điều tra, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ trong những ngày diễn ra lễ hội.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Chỉ còn 1 tuần nữa, d­­ừng khuyến mại 50% thẻ nạp cho thuê bao trả trước

Chỉ còn 1 tuần nữa, d­­ừng khuyến mại 50% thẻ nạp cho thuê bao trả trước

Chỉ còn 1 tuần nữa, d­­ừng khuyến mại 50% thẻ nạp cho thuê bao trả trước

Thời điểm 01/03/2018 đã cận kề, các nhà mạng trên toàn quốc sắp phải dừng các chương trình khuyến mại 50% giá trị thẻ nạp cho thuê bao trả trước; chỉ được khuyến mại đến tối đa 20% giá trị thẻ nạp đối với thuê bao trả trước và tối đa 50% giá trị thẻ nạp đối với thuê bao trả sau.