Người nuôi chó, mèo cần lưu ý gì khi có Luật Chăn nuôi 2018?

Luật Chăn nuôi 2018 không chỉ tác động đến hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm mà còn điều chỉnh cả việc chăn nuôi chó, mèo trong từng hộ gia đình.

Theo đó, từ ngày 01/01/2020 - ngày Luật này có hiệu lực, người nuôi chó, mèo cần lưu ý những thông tin quan trọng như sau:

1 - Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo

Đây là quy định không mới, nhưng là quy định lần đầu tiên được đưa vào trong luật. Theo đó, Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 yêu cầu chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật thú y. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại thì phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc cán bộ thú y ở cơ sở.

Trước đây, tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu chủ nuôi bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo.

Nếu không thực hiện quy định này, chủ nuôi có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 600.000 đồng – 800.000 đồng (theo điểm a, khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).

2 - Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chó, mèo

Nội dung này nằm trong quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi được quy định tại Mục 2 Chương V của Luật Chăn nuôi 2018.

Cụ thể, người nuôi chó, mèo cũng như bất cứ vật nuôi nào khác đều phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh với vật nuôi; không được bỏ đói vật nuôi. Ngoài ra, chủ nuôi cũng phải có không gian nuôi chó, mèo phù hợp; có biện pháp phòng bệnh và trị bệnh cho chó, mèo.
 

Người nuôi chó, mèo cần lưu ý gì khi có Luật Chăn nuôi 2018?

Chủ nuôi không được bỏ đói chó, mèo (Ảnh minh họa)


3 - Không được đánh đập, hành hạ chó, mèo

Đây cũng là một nội dung liên quan đến việc đối xử nhân đạo với vật nuôi. Như vậy, kể từ ngày Luật Chăn nuôi 2018 có hiệu lực, mọi hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi, trong đó có chó, mèo, dù là ở cơ sở giết mổ hay ở các hộ gia đình nhỏ lẻ cũng đều bị coi là vi phạm pháp luật.

Quy định này lần đầu tiên được ghi nhận trong một văn bản luật, sau rất nhiều sự việc hành hạ, đánh đập vật nuôi và coi đó như một thú vui tiêu khiển, một chiến tích khoe trên mạng xã hội… Tuy nhiên, để quy định này thật sự đi vào đời sống, cần nhanh chóng có chế tài xử phạt kèm theo.

4 - Nuôi chó, mèo phải có biện pháp bảo đảm an toàn

Khoản 3 Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 quy định, chủ nuôi chó, mèo cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, đồng thời phải giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.

Các biện pháp bảo đảm an toàn hiện nay là: Đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường… Theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, chủ nuôi không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn này sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 800.000 đồng.

Cũng theo Luật này, trong trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì chủ nuôi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài một số thông tin tại Luật Chăn nuôi 2018 như nêu trên, chủ nuôi cũng cần lưu ý việc nuôi chó phải đăng ký với UBND cấp xã theo quy định tại Quyết định 193/QĐ-TTg.

Xem thêm:
Luật Chăn nuôi 2018: 7 điểm mới, đáng chú ý nhất

Vì sao Hà Nội muốn người dân bỏ thói quen ăn thịt chó?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vụ hiệu trưởng dâm ô học sinh: Giáo viên có thể là đồng phạm?

Vụ hiệu trưởng dâm ô học sinh: Giáo viên có thể là đồng phạm?

Vụ hiệu trưởng dâm ô học sinh: Giáo viên có thể là đồng phạm?

Một trong sự việc đang gây rúng động dư luận những ngày vừa qua là hiệu trưởng trường dân tộc nội trú Thanh Sơn (Phú Thọ) bị khởi tố về hành vi dâm ô với hàng chục học sinh nam. Nhiều người đang đặt câu hỏi về việc có hay không sự giúp sức của những giáo viên trong trường?