CHÍNH PHỦ -------
Số: 90/2017/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2017
|
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật;
b) Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
c) Vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Vi phạm quy định về quản lý thuốc thú y;
đ) Vi phạm quy định về hành nghề thú y.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực thú y không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gồm: Chứng chỉ hành nghề thú y; Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận vệ sinh thú y); Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y GMP (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận GMP); Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật;
c) Buộc thực hiện việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật đúng cửa khẩu;
d) Buộc tạm dừng giết mổ động vật;
đ) Buộc giết mổ bắt buộc động vật; buộc xử lý nhiệt sản phẩm động vật; buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật;
e) Buộc xử lý sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;
g) Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật;
h) Buộc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật;
i) Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
k) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế;
l) Buộc dán nhãn thuốc thú y theo đúng quy định.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Tiểu mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Điều 5. Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Không báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kết quả xét nghiệm xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;
b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây để phòng bệnh động vật:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng;
c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y;
d) Sử dụng nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế.
8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật.
a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc y tế, thuốc y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy với mục đích trục lợi;
b) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi;
c) Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh động vật cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật mẫn cảm với dịch bệnh đã công bố và sản phẩm của chúng qua vùng có dịch bệnh động vật mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền nơi có dịch.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giết mổ động vật và xử lý nhiệt sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
Tiểu mục 2. VI PHẠM VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;
b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
Điều 8. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối hành vi không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch, vùng có dịch.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung;
b) Không chấp hành việc sử dụng vắc xin hoặc các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc khác tại vùng có dịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở đã được giám sát dịch bệnh động vật không tuân thủ tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giết mổ, lưu thông, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật dễ nhiệm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch không theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Dừng phương tiện vận chuyển động vật hoặc thả động vật xuống vùng có dịch trong khi chỉ được phép đi qua;
c) Không thực hiện xử lý, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau giết mổ đối với cơ sở giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật đi giết mổ bắt buộc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
đ) Giết mổ, xử lý động vật, xác động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch không theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
a) Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;
b) Mang đi tiêu thụ thân thịt, phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc chưa được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy;
d) Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Tiểu mục 3. VI PHẠM VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Điều 9. Vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
1. Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xử lý môi trường không theo đúng hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có dịch bệnh xảy ra;
b) Không thực hiện thu hoạch hoặc chữa bệnh đối với động vật thủy sản mắc bệnh hoặc khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Thả mới hoặc thả bổ sung động vật thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đã công bố trong thời gian công bố dịch.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật thủy sản để làm giống mang mầm bệnh hoặc mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý môi trường khi có dịch bệnh xảy ra.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 2. VI PHẠM VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Tiểu mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Điều 10. Vi phạm quy định chung về thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đăng ký kiểm dịch không trung thực sau đây:
a) Không đúng chủng loại động vật, sản phẩm động vật;
b) Nguồn gốc xuất xứ của động vật, sản phẩm động vật, mục đích sử dụng;
c) Phòng bệnh bằng vắc xin hoặc kết quả giám sát dịch bệnh động vật hoặc kết quả an toàn dịch bệnh động vật;
d) Kết quả xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kiểm dịch khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Điều 11. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển trước và sau khi kiểm dịch;
b) Trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trên tuyến đường đi.
a) Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật không đúng chủng loại, số lượng được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch;
c) Tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển;
d) Sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch không đúng với lô hàng động vật, sản phẩm động vật.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán động vật, sản phẩm động vật sai mục đích ghi trên Giấy chứng nhận kiểm dịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật thủy sản giống vượt quá 10% về số lượng, không đúng chủng loại, kích cỡ ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Đưa động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch ra khỏi vùng có dịch mà chưa được sơ chế, chế biến.
b) Buộc phải sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này,
Tiểu mục 2. VI PHẠM VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP, CHUYỂN CỬA KHẨU, KHO NGOẠI QUAN, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM
Điều 13. Vi phạm quy định chung về thủ tục kiểm dịch đông vật, sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đăng ký kiểm dịch không trung thực sau đây:
a) Số lượng, khối lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật;
b) Nguồn gốc xuất xứ của động vật, sản phẩm động vật, mục đích sử dụng, phương tiện vận chuyển, địa chỉ nơi đến.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký, khai báo kiểm dịch khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Không đăng ký, khai báo kiểm dịch khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, trừ trường hợp chủ hàng và nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch.
Điều 14. Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển, bốc dỡ động vật, sản phẩm động vật;
b) Tự ý thay đổi phương tiện vận chuyển.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo, thay đổi số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật đã được kiểm dịch.
Điều 15. Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn mang theo người ở dạng tươi sống, sơ chế; sản phẩm động vật thủy sản ở dạng tươi sống.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu;
b) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đúng nguồn gốc xuất xứ theo đăng ký, khai báo kiểm dịch;
c) Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch không đúng địa điểm hoặc không đúng số lượng đã được chấp thuận theo hồ sơ kiểm dịch;
d) Không chấp hành thời hạn theo dõi cách ly kiểm dịch đối với động vật nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để động vật nhập khẩu chưa hết thời gian cách ly kiểm dịch tiếp xúc với động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm không được đóng gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu gom, xử lý xác động vật, chất thải, chất độn, thức ăn thừa của động vật phát sinh trong quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
c) Tự ý thay đổi phương tiện vận chuyển;
d) Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm tại cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến không có tên đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
a) Nhập khẩu sản phẩm động vật tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép;
b) Nhập khẩu sản phẩm động vật chưa làm sạch lông, da, móng và các tạp chất khác không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y về cảm quan.
8. Phạt tiền từ 20% đến 25% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
b) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật đúng cửa khẩu hoặc buộc tái xuất đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc tái xuất hoặc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
đ) Buộc tái xuất hoặc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
Điều 16. Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật ở cửa khẩu xuất để giám sát việc tái xuất động vật, sản phẩm động vật ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng nguồn gốc xuất xứ ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh tiếp xúc với động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
b) Tự ý bốc dỡ động vật, sản phẩm động vật trước khi kiểm dịch;
c) Tự ý thay đổi phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
d) Không thu gom, xử lý xác động vật, chất thải, chất độn, thức ăn thừa của động vật phát sinh trong quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc đi đúng cửa khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Tiểu mục 3. VI PHẠM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 17. Vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, thuê, mượn Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Điều 18. Vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật chứng nhận không đúng loại hàng thực nhập hoặc ghi nơi đến không phải là Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối hành vi không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Điều 19. Vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Mục 3. VI PHẠM VỀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN; SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT; KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
Điều 20. Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập sổ sách, ghi chép, lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi giết mổ động vật trên cạn trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ nhưng không được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết mổ trừ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ở khu vực hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành yêu cầu của nhân viên thú y về xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi giết mổ động vật tại địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật chết, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh.
6. Phạt tiền từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm động vật nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu đã qua kiểm tra vệ sinh thú y.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giết mổ động vật, thu hoạch động vật thủy sản, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn sử dụng;
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi ngâm, tẩm hóa chất vào sản phẩm động vật.
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong , thú y;
b) Giết mổ động vật mắc bệnh, kinh doanh sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định.
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật chứa chất cấm sử dụng trong .
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9 và khoản 11 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều này
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này. Trong trường hợp kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu buộc phải tiêu hủy hoặc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 7 và khoản 8 Điều này;
Điều 21. Vi phạm về vệ sinh thú y đối với giết mổ động vật nhỏ lẻ; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
Điều 22. Vi phạm về vệ sinh thú y đối với giết mổ động vật tập trung; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở có trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
Điều 23. Vi phạm vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bằng phương tiện không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
b) Vật dụng chứa đựng, bảo quản sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Điều 24. Vi phạm vệ sinh thú y đối với chợ kinh doanh, thu gom động vật
a) Địa điểm không theo quy định về khoảng cách đối với khu dân cư, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 71 của Luật thú y;
b) Không có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chợ chuyên kinh doanh động vật có một trong các hành vi sau đây:
a) Địa điểm không theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Không có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định.
Điều 25. Vi phạm vệ sinh thú y đối với kinh doanh sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
b) Không thực hiện vệ sinh vật dụng trước và sau khi bán hoặc không khử trùng, tiêu độc định kỳ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kho, thiết bị bảo quản sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
Điều 26. Vi phạm vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật tại địa điểm không bảo đảm vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phù hợp;
b) Không có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận vệ sinh thú y.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật; cơ sở gia công, chế biến động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu; cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
Mục 4. VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ THUỐC THÚ Y
Tiểu mục 1. VI PHẠM VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM NGHIỆM THUỐC THÚ Y
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ tài liệu liên quan đến việc khảo nghiệm thuốc thú y theo quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y;
b) Sử dụng Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y hết hiệu lực.
Điều 29. Vi phạm về điều kiện khảo nghiệm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi người phụ trách kỹ thuật không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Địa điểm không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Không có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài vào cơ sở;
c) Không có nguồn nước sạch;
d) Không có đủ diện tích chuồng, ao, bể nuôi để bố trí động vật bảo đảm kết quả khảo nghiệm;
đ) Không có đủ loại động vật, đủ số lượng đáp ứng được việc khảo nghiệm;
e) Không có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở khảo nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 30. Vi phạm về điều kiện kiểm nghiệm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Địa điểm không cách biệt khu dân cư, công trình công cộng;
b) Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hoặc có trang thiết bị máy móc, dụng cụ không bảo đảm cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chỉnh và xử lý dữ liệu;
b) Không có nơi nuôi giữ động vật thí nghiệm;
c) Không có khu thử cường độc riêng biệt đối với vắc xin, vi sinh vật;
d) Không có phòng nuôi động vật bảo đảm an toàn sinh học đối với việc kiểm nghiệm các loại vắc xin có tác nhân gây bệnh có độc lực cao;
đ) Không có trang thiết bị chuyên dùng giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Tiểu mục 2. VI PHẠM VỀ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
Điều 31. Vi phạm về thủ tục trong sản xuất thuốc thú y
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tài liệu, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y đã được xét duyệt.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các loại giấy tờ, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận GMP.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi người trực tiếp quản lý sản xuất hoặc kiểm nghiệm không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc không bảo đảm diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường;
b) Trang thiết bị không phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất lượng đối với từng loại thuốc thú y.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một hành vi sản xuất thuốc thú y ngoài địa điểm đã được cấp Giấy chứng nhận GMP hoặc không áp dụng điều kiện sản xuất GMP đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận GMP;
b) Giấy chứng nhận GMP hết hiệu lực.
Điều 33. Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y
a) Không kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thuốc thú y trong quá trình sản xuất;
b) Không lưu mẫu thuốc thú y.
2. Phạt tiền từ 70% đến 80% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y:
a) Không đạt một trong các tiêu chuẩn chất lượng về cảm quan, lý hóa, độ nhiễm khuẩn, vô khuẩn theo hồ sơ đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn cho phép ±10% so với hàm lượng ghi trên nhãn hoặc có hàm lượng men vi sinh thấp hơn 90% so với hàm lượng ghi trên nhãn đối với sản phẩm thuốc thú y có chứa men vi sinh;
c) Có khối lượng tịnh, thể tích thực ngoài mức giới hạn cho phép so với khối lượng, thể tích ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80% đến 90% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y:
a) Có hoạt chất không đúng theo hồ sơ đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu, lắng cặn, phân lớp, biến dạng;
d) Vắc xin thú y không bảo đảm một trong ba tiêu chuẩn vô trùng hoặc thuần khiết, an toàn, hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, san chia, gia công thuốc thú y không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi thành phần, công thức, dạng bào chế, đường dùng, liều dùng, chỉ định điều trị của thuốc thú y; thay đổi phương pháp, quy trình sản xuất.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y bằng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất mỗi loại thuốc thú y trên dây chuyền GMP chưa được cấp phép;
b) Sử dụng mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y sai mục đích.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
a) Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Trong trường hợp không tái chế được buộc phải tiêu hủy thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin dùng trong thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Điều 34. Vi phạm về thủ tục trong buôn bán thuốc thú y
a) Không có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng;
b) Không niêm yết giá bán thuốc thú y.
Điều 35. Vi phạm về điều kiện trong buôn bán thuốc thú y
a) Không đủ điều kiện về địa điểm, kho chứa, trang thiết bị bảo quản thuốc thú y;
b) Bán thuốc thú y chung khu vực hóa chất công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc dùng cho người, lương thực, thực phẩm;
c) Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học;
a) Không có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn;
b) Không có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin không đủ điều kiện bảo quản theo quy định;
d) Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc thú y không có cửa hàng địa điểm cố định.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tự ý san chia mỗi loại thuốc thú y không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán hết hiệu lực.
Điều 36. Vi phạm về chất lượng trong buôn bán thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y:
a) Không đạt một trong các tiêu chuẩn chất lượng về cảm quan, lý hóa, độ nhiễm khuẩn, vô khuẩn theo hồ sơ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn cho phép ±10% so với hàm lượng ghi trên nhãn hoặc có hàm lượng men vi sinh thấp hơn 90% so với hàm lượng ghi trên nhãn đối với sản phẩm thuốc thú y có chứa men vi sinh;
c) Có khối lượng tịnh, thể tích thực ngoài mức giới hạn cho phép so với khối lượng, thể tích ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y:
a) Có hoạt chất không đúng theo hồ sơ đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu, lắng cặn, phân lớp, biến dạng;
d) Vắc xin thú y không đảm bảo một trong ba tiêu chuẩn vô trùng hoặc thuần khiết, an toàn, hiệu lực.
a) Bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y cho cơ sở không đủ điều kiện theo quy định;
b) Bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y hoặc nguyên liệu làm thuốc y tế hoặc thuốc y tế cho cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
a) Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp không tái chế được buộc phải tiêu hủy thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y; vắc xin dùng trong thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này;
Điều 37. Vi phạm về thủ tục trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có sổ sách, hóa đơn chứng từ, hồ sơ kiểm soát chất lượng và theo dõi xuất, nhập khẩu đối với từng loại thuốc;
b) Không lưu giữ tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc thú y theo quy định.
a) Nhập khẩu mỗi loại thuốc thú y không có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam hoặc không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Nhập khẩu mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y không có giấy phép của Cục Thú y;
c) Nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y không đúng chủng loại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đủ điều kiện về địa điểm theo quy định;
b) Người quản lý không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực;
c) Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y.
a) Không có trang thiết bị phù hợp như quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế để bảo đảm các điều kiện bảo quản;
b) Bảo quản thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y không đúng theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc;
c) Không có kho riêng bảo quản, máy phát điện dự phòng, trang thiết bị theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin không đủ điều kiện bảo quản theo quy định;
đ) Không có hồ sơ kiểm soát chất lượng và theo dõi xuất, nhập đối với từng loại thuốc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y hết hiệu lực.
Điều 39. Vi phạm về chất lượng trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y
Điều 40. Vi phạm về nhãn sản phẩm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi ghi nhãn sản phẩm không đúng nội dung đã đăng ký, ghi đạt chứng nhận GMP khi chưa được cấp Giấy chứng nhận GMP theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Buộc thu hồi thuốc thú y, ghi nhãn sản phẩm không đúng nội dung đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 5. VI PHẠM VỀ HÀNH NGHỀ THÚ Y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, thuê, mượn Chứng chỉ hành nghề thú y.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai man, giả mạo hồ sơ để xin cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.
Điều 42. Vi phạm về hoạt động trong hành nghề thú y
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề không đúng ngành nghề, phạm vi chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
b) Hành nghề không đúng địa điểm ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y theo quy định;
c) Không cung cấp thông tin kịp thời hoặc đột xuất khi có dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không tham gia các hoạt động phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Sử dụng các loại thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng, chữa bệnh cho động vật;
c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y hoặc nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế để phòng, chữa bệnh cho động vật;
d) Kê đơn thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Chữa bệnh cho động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh hoặc mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định phải tiêu hủy, giết mổ bắt buộc;
c) Chữa bệnh cho động vật trong vùng có dịch hoặc ở nơi có động vật mắc bệnh truyền nhiễm không theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 43. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 44. Thẩm quyền của thanh tra
1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 45. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 46. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Điều 47. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 48. Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 49. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 51. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 43 đến Điều 49 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Kiểm dịch viên động vật, Trưởng trạm, Phó trưởng trạm có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y, công chức, viên chức ngành thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y có quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 52. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
2. Nghị định này bãi bỏ quy định sau đây:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 2 Điều 1; điểm a, điểm b, điểm đ và điểm g khoản 3 Điều 3; Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
b) Bãi bỏ , , , và của Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Điều 53. Quy định chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm hành chính đã được lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính của Nghị định này có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì xử phạt theo Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y thì xử phạt theo quy định của Nghị định này.
Điều 54. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NN (2b).KN
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
|