Đăng ký nuôi chó, người dân đang gặp khó!

(LuatVietnam) Hà Nội mới chỉ đặt ra yêu cầu phải đăng ký nuôi chó với Ủy ban xã, phường mà không có hướng dẫn cụ thể về thủ tục đăng ký khiến không ít người dân cảm thấy lúng túng.

Đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021, trong đó có quy định chủ nuôi chó phải thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, đồng thời cam kết nuôi, nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên gia đình.

Thực hiện chủ trương trên của Chính phủ, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 30/KH-UBND, chính thức yêu cầu người dân Thủ đô phải đăng ký việc nuôi chó với UBND xã, phường, thị trấn. Hà Nội gần như là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước có quy định chính thức về việc đăng ký nuôi chó.

Đây là được cho là giải pháp hợp lý nhằm quản lý, kiểm soát số lượng chó nuôi trên địa bàn, đảm bảo được tiêm phòng Dại đầy đủ và xác định trách nhiệm của người nuôi trong trường hợp chó thả rông, cắn người… Do vậy, ngay khi quy định này được công bố, không ít người dân đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương mới của Hà Nội.

Đăng ký nuôi chó, người dân đang gặp khó!

Nuôi chó phải đăng ký với Ủy ban phường, người dân đang gặp khó!

Tuy nhiên, với những người nuôi chó, quy định này lại đang khiến họ lúng túng. Bởi, văn bản của Thành phố mới chỉ dừng lại ở việc đặt ra yêu cầu mà không có bất cứ hướng dẫn cụ thể nào về việc đăng ký nuôi chó tại Ủy ban xã, phường.

Trong nhiều trường hợp, người dân không biết phải đăng ký việc nuôi chó như thế nào. Cụ thể như: Nếu hộ nuôi nhiều chó, mỗi đợt chó sinh sản lại phải đến Ủy ban phường đăng ký? Nếu chó bị chết, bị mất hoặc bán, tặng, cho lại chó thì có phải thông báo với Ủy ban phường hay không?... Và hơn hết, thắc mắc chung của hầu hết những người nuôi chó là thủ tục đăng ký nuôi có đơn giản, nhanh chóng hay không?

Hơn nữa, văn bản của Thành phố Hà Nội không hề quy định về chế tài xử phạt trong trường hợp chủ nuôi không đăng ký. Việc “bỏ lửng” quy định như trên khiến người dân thắc mắc nếu không đăng ký nuôi chó có bị xử phạt hay không. Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định về việc xử phạt đối với hành vi không đăng ký nuôi chó, mà mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành vi không tiêm phòng Dại cho chó hay thả rông chó ở nơi công cộng mà không có rọ mõm… (Theo Nghị định 41/2017/NĐ-CP; Nghị định 90/2017/NĐ-CP)

Liên quan đến vấn đề này, đại diện của một Ủy ban phường tại TP. Hồ Chí Minh từng đề xuất trên báo chí: “Nếu quy định đưa ra như thế thì cũng nên có một hình thức chế tài để người dân thực hiện. Ví dụ như nếu chính quyền địa phương phát hiện có hộ nuôi chó, mèo mà không trình báo thì sẽ bị phạt…, có như thế người dân và chính quyền mới thực hiện nghiêm quy định”.

Xem thêm:

Luật Chăn nuôi 2018: 7 điểm mới, đáng chú ý nhất

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không bán vé tàu, xe Tết cho người cao tuổi sẽ bị phạt tiền

Không bán vé tàu, xe Tết cho người cao tuổi sẽ bị phạt tiền

Không bán vé tàu, xe Tết cho người cao tuổi sẽ bị phạt tiền

Theo quy định của pháp luật, người khuyết tật, người cao tuổi là nhóm đối tượng nhận nhiều ưu tiên khi tham gia giao thông, trong đó được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ; được sắp xếp chỗ ngồi… Hành vi không miễn, giảm giá vé, không bán vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng…