Có phải gây ngất gà, vịt trước khi giết mổ?

Luật Chăn nuôi 2018 được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 và sẽ có hiệu lực từ năm 2020, trong đó quy định phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ. Câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là: “Có phải gây ngất gà, vịt trước khi giết mổ ở mỗi gia đình theo Luật không?".


Quy định lần đầu được ghi nhận trong Luật

Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi. Trong đó, gia cầm (gà, vịt,…) là loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Luật này được ban hành thay thế Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004 với điểm mới nổi bật là việc quy định riêng một Mục tại Chương V về việc phải đối xử nhân đạo với vật nuôi. Bao gồm những yêu cầu sau:

- Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh; Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y; Không đánh đập, hành hạ vật nuôi;

- Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp, bảo đảm không gian thoáng mát, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi; Cung cấp đủ thức ăn, nước uống trên đường vận chuyển;…

Đặc biệt, Luật Chăn nuôi 2018 quy định nghĩa vụ phải đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ, trong đó có quy định phải gây ngất vật nuôi trước khi giết.

Có phải gây ngất gà, vịt trước khi giết mổ?

Có phải gây ngất gà, vịt trước khi giết mổ theo Luật Chăn nuôi 2018? (Ảnh minh họa)


Mọi vật nuôi đều phải gây ngất trước khi giết mổ?

Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018 quy định cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh, cung cấp đủ nước uống phù hợp cho vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;

- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi, không đánh đập, hành hạ vật nuôi;

- Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ, không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ;

- Cơ sở giết mổ vật nuôi phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ của vật nuôi bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của vật nuôi đưa vào giết mổ.

Như vậy, theo quy định của Luật Chăn nuôi thì chỉ cơ sở giết mổ vật nuôi mới phải gây ngất vật nuôi (bao gồm gà, vịt) trước khi giết mổ. Pháp luật không yêu cầu hộ gia đình giết mổ gà, vịt phải thực hiện quy định này.

Xem thêm:
Luật Chăn nuôi 2018: 7 điểm mới, đáng chú ý nhất

Nếu nuôi chó mèo, đây là những quy định cần biết

6 điều kiện với chăn nuôi trang trại

Trâu, bò thả rông gây tai nạn giao thông: Ai chịu trách nhiệm?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Các mốc thời gian kê khai tài sản, thu nhập công chức cần biết

Các mốc thời gian kê khai tài sản, thu nhập công chức cần biết

Các mốc thời gian kê khai tài sản, thu nhập công chức cần biết

Như trước đó đã đề cập, một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là yêu cầu tất cả cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Theo đó, cán bộ, công chức cần phải nắm rõ các mốc thời gian phải kê khai như sau: