- 1. Tăng cường cho vay vốn đối với hộ kinh doanh
- 2. Hộ kinh doanh được kết nối với các doanh nghiệp lớn xây dựng các chuỗi liên kết, cung ứng
- 3. Hộ kinh doanh được tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi thành doanh nghiệp
- 4. Chậm nhất trong năm 2026, xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh
- 5. Được cung cấp miễn phí các nền tảng số, dịch vụ tư vấn pháp lý
- 6. Chủ hộ kinh doanh được ưu tiên tiếp cận sản phẩm tài chính

Hộ kinh doanh cùng với các doanh nghiệp đã đóng góp đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách Nhà nước. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân ại Nghị quyết 68-NQ/TW, Trung ương đã đề cập đến những chính sách ưu đãi đối với hộ kinh doanh.
1. Tăng cường cho vay vốn đối với hộ kinh doanh
Mục 3 phần II Nghị quyết 68-NQ/TW đã nêu nhiệm vụ, giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao. Trong đó có đề cập đến việc đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Cụ thể :
Kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống ngân hàng, thuế và các cơ quan có liên quan, bảo đảm liên thông, chia sẻ dữ liệu về tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tình hình mức độ tín nhiệm và chấm điểm tín dụng của doanh nghiệp từ phía các tổ chức tín dụng, các quỹ tài chính và các tổ chức xếp hạng tín dụng thứ ba để tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh.
2. Hộ kinh doanh được kết nối với các doanh nghiệp lớn xây dựng các chuỗi liên kết, cung ứng
Nội dung này được đề cập đến trong mục những giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI
Theo đó, giải pháp nêu rõ việc xây dựng các chuỗi liên kết doanh nghiệp theo cụm ngành, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn dẫn dắt chuỗi cung ứng nội địa, kết nối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển các cụm liên kết ngành, nhất là công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo, chế biến nông sản, thực phẩm, công nghệ thông tin, công nghiệp sáng tạo.
Xác định việc doanh nghiệp lớn chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thử nghiệm sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức và đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tiêu chí quan trọng để hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực của doanh nghiệp lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nghị quyết 68-NQ/TW cũng đã nêu các giải pháp nhằm hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh. Cụ thể:
3. Hộ kinh doanh được tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi thành doanh nghiệp

Theo đó, rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể; thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ tài chính, kế toán để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
4. Chậm nhất trong năm 2026, xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh
Cụ thể là đẩy mạnh số hoá, minh bạch hoá, đơn giản hoá, dễ tuân thủ, dễ thực hiện đối với chế độ kế toán, thuế, bảo hiểm... để khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.
5. Được cung cấp miễn phí các nền tảng số, dịch vụ tư vấn pháp lý
- Cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung, dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự, pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
6. Chủ hộ kinh doanh được ưu tiên tiếp cận sản phẩm tài chính
Một trong những giải pháp nhằm hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh là nêu tại Nghị quyết 68 là thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, thúc đẩy khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh.
Đồng thời ưu tiên chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh là thanh niên, phụ nữ, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và các mô hình kinh doanh bao trùm, tạo tác động xã hội.
Trên đây là thông tin về chính sách ưu đãi đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW.