Vụ hiệu trưởng dâm ô học sinh: Giáo viên có thể là đồng phạm?

Một trong sự việc đang gây rúng động dư luận những ngày vừa qua là hiệu trưởng trường dân tộc nội trú Thanh Sơn (Phú Thọ) bị khởi tố về hành vi dâm ô với hàng chục học sinh nam. Nhiều người đang đặt câu hỏi về việc có hay không sự giúp sức của những giáo viên trong trường?


Có thể truy cứu về tội Không tố giác tội phạm

Thông tin từ báo chí cho thấy, hành vi dâm ô học sinh của ông hiệu trưởng có thể không phải diễn ra lần đầu và không phải chỉ với một vài học sinh. Với cương vị là hiệu trưởng của trường từ 10 năm nay, nhiều người khẳng định rằng có thể hành vi đồi bại của ông đã kéo dài nhiều năm và với rất nhiều học sinh.

Vì thế, những giáo viên trong trường - những người gần gũi với học sinh nhất là những người có khả năng biết rõ hành vi phạm tội của hiệu trưởng.

Nếu thông qua điều tra, các cơ quan điều tra xác định giáo viên trong trường biết rõ hành vi phạm tội của hiệu trưởng nhưng im lặng, không tố giác với cơ quan chức năng thì giáo viên có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm theo Điều 390 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều luật này quy định: “Người nào biết rõ […] một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác […] thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
 

Vụ hiệu trưởng dâm ô học sinh: Giáo viên có thể là đồng phạm?

Nơi xảy ra sự việc hiệu trưởng dâm ô học sinh (Ảnh minh họa)


Có thể là đồng phạm trong tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi

Thêm một tình tiết quan trọng cần xác định trong vụ án này là có hay không sự giúp sức của những giáo viên trong trường đối với hành vi phạm tội của hiệu trưởng.

Nếu quá trình điều tra cho thấy giáo viên biết việc hiệu trưởng có ý định dâm ô học sinh nhưng vẫn cố tình gọi học sinh đến phòng hiệu trưởng thì cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015) trong vai trò là đồng phạm giúp sức.

Khoản 3 Điều 17 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần và vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Điều 146 quy định về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:

“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên…”.

Những phân tích trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc có truy cứu trách nhiệm hình sự với giáo viên hay không và truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh nào phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra.

Xem thêm:

Ranh giới giữa Hiếp dâm, Cưỡng dâm, Dâm ô và Giao cấu

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Điều kiện được tuyển dụng vào quân đội

Điều kiện được tuyển dụng vào quân đội

Điều kiện được tuyển dụng vào quân đội

Khác với tuyển chọn, tuyển dụng là việc lựa chọn công dân ngoài Quân đội có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. Dưới đây, LuatVietnam sẽ liệt kê những điều kiện được tuyển dụng vào quân đội theo quy định của pháp luật hiện hành.