Vì dịch, người dân cần làm ngay 3 việc này khi về quê nghỉ Tết

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp mặc dù các địa phương không hạn chế người dân về quê dịp Tết Nguyên đán năm 2022 này nhưng khi về địa phương, người dân cần phải thực hiện ngay 03 việc dưới đây.


1. Khai báo y tế

Đây là việc đầu tiên người dân cần thực hiện khi về quê nghỉ Tết Nguyên đán năm 2022. Trước đó, ngày 23/6/2021, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 5015 chỉ đạo việc kiểm soát người về từ các địa bàn có trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng.

Theo đó, yêu cầu tất cả người đến từ các tỉnh, thành phố có người mắc Covid-19 trong cộng đồng phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin bản thân khai báo để phân loại đối tượng nguy cơ.

Do đó, khi người dân từ cách tỉnh, thành phố có người mắc Covid-19 trong cộng đồng về quê bắt buộc phải thực hiện khai báo y tế bắt buộc. Thực tế, các tỉnh sẽ yêu cầu người dân đến ngay trạm y tế xã, phường để khai báo y tế và thông báo với chính quyền địa phương về việc mình vừa đi từ tỉnh, thành phố có dịch về quê.

Tại đây, người dân sẽ được hướng dẫn khai báo y tế với các nội dung gồm:

- Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn, địa chỉ nơi trước khi về, địa chỉ ở quê...

- Lịch trình tiếp xúc: Trong 14 ngày gần nhất, có từng đi qua những địa điểm nào có dịch, qua nước nào; có tiếp xúc với ca nhiễm Covid-19, người nghi nhiễm Covid-19 hoặc người có biểu hiện ho, sốt, đau họng...

- Có biểu hiện nhiễm Covid-19: Có các triệu chứng ho, sốt, đau họng, đau đầu, khó thở...

Việc khai báo y tế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân loại đối tượng nguy cơ cũng như thuận tiện để truy vết ca nhiễm Covid-19.

Đặc biệt, theo điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, người nào không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khai báo y tế... sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

nguoi dan can lam ngay khi ve que an tet


2. Cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà

Sau khi khai báo y tế, nếu thuộc trường hợp phải cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà thì người dân sẽ được cán bộ y tế hướng dẫn cụ thể. Riêng người phải thực hiện cách ly y tế thì sẽ nhận được quyết định cách ly và phải cam kết thực hiện cách ly đúng quy định.

Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn tại Công văn 9472/BYT-MT của Bộ Y tế, những người phải cách ly y tế, theo dõi sức khoẻ tại nhà gồm:

- Nếu đã tiêm đủ vắc xin hoặc khỏi bệnh trong vòng 06 tháng: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 07 ngày kể từ ngày về quê.

- Nếu tiêm chưa đủ liều vắc xin: Cách ly tại nhà 07 ngày, theo dõi sức khỏe trong 07 ngày sau đó.

- Nếu chưa tiêm vắc xin: Cách ly 14 ngày kể từ ngày về quê; theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.

Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người dân nếu về quê mà từ chối hoặc trốn tránh không cách ly y tế theo quyết định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng.

Do đó, nếu khi về quê, người dân khai báo y tế và thuộc trường hợp phải cách ly tại nhà, theo dõi sức khoẻ tại nhà thì buộc phải chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Thời gian cách ly khi về quê ăn Tết là 7 ngày hay 14 ngày?


3. Không tập trung đông người, thực hiện 5K, đeo khẩu trang

Ngoài hai việc nêu trên, không chỉ người dân khi về quê mà ngay khi ở thành phố, trong sinh hoạt và làm việc thì vẫn phải luôn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch gồm: Không tập trung đông người, luôn thực hiện thông điệp 5K và thường xuyên đeo khẩu trang...

Bởi Covid-19 là một trong những bệnh về hô hấp, có tốc độ lây lan nhanh trong đường không khí. Đặc biệt, hiện nay, Covid-19 còn thường xuyên sinh ra các biến chủng mới như Delta, Omicron... với tốc độ lây lan nhanh.

Do đó, khi về quê, để vừa đoàn tụ với gia đình vừa bảo vệ tốt sức khoẻ của bản thân và gia đình cũng như cộng đồng, người dân cần nâng cao ý thức trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là thông tin về 03 việc người dân cần làm ngay khi về quê ăn Tết 2022. Nếu còn gì thắc mắc, độc giả có thể liên hệ LuatVietnam qua tổng đài 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp. Còn nếu bạn là Việt kiều về quê ăn Tết thì có thể đọc bài viết dưới đây:

>> Việt kiều về quê ăn Tết cần chuẩn bị những gì?

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Hệ số điều chỉnh giá đất là gì? Khi nào áp dụng hệ số điều chỉnh?

Hệ số điều chỉnh giá đất là gì? Khi nào áp dụng hệ số điều chỉnh?

Hệ số điều chỉnh giá đất là gì? Khi nào áp dụng hệ số điều chỉnh?

Hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định để sử dụng theo năm hoặc quyết định theo từng thời điểm khi thu hồi đất. Vậy, hệ số điều chỉnh giá đất là gì? Khi nào áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất?