Thế nào là cách ly tại nhà, tự theo dõi sức khỏe tại nhà?

Tết Nguyên đán 2022 là thời điểm người dân nô nức về quê. Nhưng để phòng chống dịch, nhiều người phải cách ly, tự theo dõi sức khoẻ tại nhà. Vậy Cách ly tại nhà là gì? Tự theo dõi sức khỏe tại nhà là gì?


Theo dõi sức khoẻ tại nhà là gì? Ai phải thực hiện?

Theo Công văn 9472/BYT-MT, người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (trong Sổ sức khoẻ hiện thẻ xanh hoặc có giấy xác nhận tiêm vắc xin); người đã khỏi Covid-19 trong thời gian 06 tháng (thông qua giấy ra viện hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh) là đối tượng chỉ cần tự theo dõi sức khoẻ tại nhà khi về địa phương ăn Tết.

Tính đến thời điểm này, việc tự theo dõi sức khoẻ tại nhà là gì và thực hiện thế nào thì chưa được định nghĩa cũng như hướng dẫn cụ thể tại các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương và các ban, ngành liên quan.

Tuy nhiên, có thể hiểu, tự theo dõi sức khoẻ tại nhà cũng là một trong những biện pháp để phòng, chống Covid-19 nhưng chỉ mang tính chất khuyến khích và dựa phần lớn vào ý thức phòng, chống dịch của người dân.

Tự theo dõi sức khoẻ tại nhà là việc người được yêu cầu, khuyến khích, vận động áp dụng biện pháp này tự theo dõi, kiểm tra các chỉ số của sức khoẻ bản thân tại gia đình như:

- Tự đo nhiệt độ, huyết áp hằng ngày của mình và các thành viên khác trong gia đình.

- Theo dõi bản thân có xuất hiện các triệu chứng của người nhiễm Covid-19 như: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc, mất vị giác, tiêu chảy, ho ra máu, thở gốc, khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, đau họng, nhức đầu, chóng mặt...

Khi có một trong các dấu hiệu nêu trên thì phải báo ngay cho cơ quan y tế có thẩm quyền tại địa phương. Đồng thời, có thể kể một số đặc điểm của việc tự theo dõi sức khoẻ tại nhà như sau:

- Không phải yêu cầu bắt buộc mà chỉ mang tính chất khuyến khích, vận động nên người được yêu cầu tự theo dõi sức khoẻ tại nhà sẽ không nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Người tự theo dõi sức khoẻ tại nhà nên hạn chế ra khỏi nhà; hạn chế tụ tập và đến các nơi đông người; luôn thực hiện thông điệp 5K; hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình; khi tiếp xúc cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh...

Như vậy, có thể thấy, tự theo dõi sức khoẻ tại nhà không phải biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc mà do người được yêu cầu tự giác thực hiện, kiểm tra tình trạng sức khoẻ của mình.

tu theo doi suc khoe tai nha la gi, cach ly tai nha la gi


Cách ly tại nhà là gì? Điều kiện cách ly tại nhà thế nào?

Bên cạnh hai đối tượng được tự theo dõi sức khoẻ tại nhà nêu trên, cũng tại Công văn 9472 của Bộ Y tế, người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (hiện thẻ vàng trên Sổ sức khoẻ điện tử hoặc căn cứ vào giấy chứng nhận tiêm chủng) sẽ cách ly tại nhà 07 ngày; người chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ phải cách ly tại nhà 14 ngày và tự theo dõi sức khoẻ 14 ngày sau đó.

Vậy cách ly tại nhà là gì? Hiện nay, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế mới chỉ quy định về cách ly tại nhà với người tiếp xúc gần (F1) tại Công văn 5599 ngày 14/7/2021 mà chưa có hướng dẫn khác liên quan đến người di chuyển từ vùng có dịch về các tỉnh, thành phố.

Theo đó, tại Công văn 5599, Bộ Y tế đưa ra điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị với người cách ly tại nhà như sau:

- Phải là nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư; có phòng cách ly riêng, khép kín, tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình.

- Trước cửa nhà phải dán biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng là địa điểm cách ly y tế.

- Trong phòng cách ly phải có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng, đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, chổi, cây lau nhà...

- Cung cấp suất ăn riêng, nước uống, nhu yếu phẩm riêng, không mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.

- Người cách ly tại nhà: Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly; không tiếp xúc với người trong gia đình, động vật nuôi; luôn thực hiện 5K; không đến nơi đông người, không tập trung; không ăn chung, uống chung, dùng đồ vệ sinh cá nhân chung với các thành viên khác trong gia đình; tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khoẻ...

- Người cùng nhà với người cách ly tại nhà: Không tiếp xúc với người cách ly, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, thực hiện 5K, cung cấp suất ăn và nước uống cho người cách ly, không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian cách ly...

Đặc biệt, khác với người tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, người cách ly tại nhà sẽ nhận được quyết định cách ly của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, cách ly tại nhà là biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc, mọi người đều phải tuân theo.

Đây cũng là sự khác nhau cơ bản giữa cách ly tại nhà và tự theo dõi sức khoẻ tại nhà hiện nay.

Thực tế cho thấy, do chưa có hướng dẫn cụ thể về việc cách ly tại nhà thế nào với người đi lại giữa các tỉnh nên các địa phương hiện đang áp dụng các biện pháp cách ly tại nhà với F1 nêu trên cho người dân về quê ăn Tết.

Trên đây là quy định xung quanh vấn đề cách ly tại nhà là gì? Tự theo dõi sức khoẻ tại nhà là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Điều kiện về quê ăn Tết Nguyên đán 2022 của 63 tỉnh, thành

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Người đã khỏi Covid-19 có cần thiết phải tiêm mũi 3 không?

Người đã khỏi Covid-19 có cần thiết phải tiêm mũi 3 không?

Người đã khỏi Covid-19 có cần thiết phải tiêm mũi 3 không?

Với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là khi trên thế giới và nước ta đã xuất hiện các biến thể khó lường của SARS-CoV-2, việc tiêm bổ sung mũi 3 vắc xin phòng Covid-19 là điều hoàn toàn cần thiết. Vậy, F0 đã khỏi bệnh thì có cần phải tiêm mũi 3 này không?

Việt kiều về quê ăn Tết cần chuẩn bị những gì?

Việt kiều về quê ăn Tết cần chuẩn bị những gì?

Việt kiều về quê ăn Tết cần chuẩn bị những gì?

Gần Tết Nguyên đán, nhu cầu trở về quê ăn Tết của Việt kiều, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài là rất cao. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới, người nhập cảnh vào Việt Nam sẽ phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt về y tế. Vậy Việt kiều về quê ăn Tết cần chuẩn bị những gì?