Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?

Pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân giữa hai người nam, nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn. Nhưng trong thời gian chung sống lại có con với nhau thì pháp luật quy định thế nào về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi hai người nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn, chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Nhưng nếu có con chung thì vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con cái như khi có đăng ký kết hôn.

Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn (Ảnh minh họa)


Bởi vậy khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Lúc này, quyền nuôi con được phân định dựa theo nguyên tắc thỏa thuận. Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con.

Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.

Xem thêm:

Phải chứng minh những gì để giành quyền nuôi con?

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt thì quyền nuôi con được quy định như sau:

- Con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc con.

Xem thêm:

“Cuộc chiến” giành quyền nuôi con: Ý kiến của con quan trọng thế nào?

Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ quy định cần biết

Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Một trong những vụ việc đang được xã hội quan tâm thời gian gần đây là vụ án ly hôn “nghìn tỷ” của vợ chồng “ông vua cà phê” Trung Nguyên. Sau nhiều lần hoãn thì ngày 21/02/2019, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản cho chủ đầu tư khác. Việc chuyển nhượng phải bảo đảm yêu cầu: Không làm thay đổi mục tiêu của dự án; không làm thay đổi nội dung của dự án; bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.