Khi nào được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính?

Không ít trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính như giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Vậy sau thời hạn bao lâu sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế, phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; báo chí, xuất bản; quản lý lao động ngoài nước… thời hiệu xử phạt hành chính là 02 năm

- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

- Trong thời hạn được quy định mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Khi nào được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính?
Khi nào được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính (Ảnh minh họa)

Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính:

Nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo; 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính:

Nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Xem thêm:

Tổng hợp các loại thời hiệu thường gặp

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Một trong những vụ việc đang được xã hội quan tâm thời gian gần đây là vụ án ly hôn “nghìn tỷ” của vợ chồng “ông vua cà phê” Trung Nguyên. Sau nhiều lần hoãn thì ngày 21/02/2019, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản

Chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản cho chủ đầu tư khác. Việc chuyển nhượng phải bảo đảm yêu cầu: Không làm thay đổi mục tiêu của dự án; không làm thay đổi nội dung của dự án; bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.