Cùng với tranh chấp tài sản, “cuộc chiến” giành quyền nuôi con khi ly hôn nhiều khi cũng kéo dài dai dẳng và đem lại không ít mệt mỏi cho những người trong cuộc.
Quyền nuôi con khi ly hôn
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn; nhưng nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con.
Đặc biệt, nếu con dưới 36 tuổi thì mặc định giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi mẹ không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Cuộc chiến giành quyền nuôi con sau ly hôn luôn căng thẳng và mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
Để giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha hoặc mẹ phải chứng minh mình có các điều kiện kinh tế và tinh thần để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.
Trước tiên, về điều kiện kinh tế: Cha/mẹ phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có tài sản, nơi ở ổn định… để tạo điều kiện cho con sinh hoạt, học tập, vui chơi…
Về điều kiện tinh thần, cha/mẹ phải chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con; chứng minh luôn phải đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con.
Bên cạnh đó, cha/mẹ cũng có thể chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con, như: Thường xuyên có hành vi bạo lực, Không dành thời gian chăm sóc con, Không có thu nhập ổn định…
Xem thêm:
Thuận tình ly hôn - Điều kiện và thủ tục
Vợ có thai với người khác, chồng vẫn không được ly hôn?
Người ngoại tình bất lợi khi chia tài sản ly hôn
Cấp dưỡng sau ly hôn 2 triệu đồng/tháng?
Chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, phải làm sao?
LuatVietnam