Hiện nay, chỉ cần vài thao tác trao đổi đơn giản trên mạng xã hội hoặc liên hệ thông qua số điện thoại, người dân dễ dàng sở hữu một chiếc biển số giả có màu sắc và số theo ý muốn. Vậy trường hợp dùng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
Hiện nay, tại Thông tư 58/2020/TT-BCA, chỉ các cơ quan sau mới được cấp biển số xe: Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an cấp huyện.
Cũng theo Điều 25 Thông tư này, biển số xe được cấp sẽ có những đặc điểm sau:
- Về chất liệu: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép sản xuất biển số, do Cục Cảnh sát giao thông quản lý; riêng biển số xe đăng ký tạm thời được in trên giấy.
- Ký hiệu, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định.
- Biển được gắn phía sau xe (xe máy, xe mô tô, máy kéo), còn xe ô tô được gắn biển số ở cả trước và sau xe…
Như đã đề cập, biển số xe phải do cơ quan có thẩm quyền cấp mới được phép lưu hành. Trường hợp sử dụng biển số xe giả, cả người điều khiển phương tiện và chủ xe đều sẽ bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP với “lỗi điều khiển xe gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp” như sau:
Phương tiện
Mức phạt khi sử dụng biển số xe giả
Lái xe
Chủ xe
Hình thức xử phạt bổ sung
Cá nhân
Tổ chức
Ô tô
04 - 06 triệu đồng
(Điểm d khoản 5 Điều 16)
04 - 06 triệu đồng
(Điểm g khoản 8 Điều 30)
08 - 12 triệu đồng
(Điểm g khoản 8 Điều 30)
Tịch thu biển số xe
Xe máy
300.000 - 400.000 đồng
(Điểm c khoản 2 Điều 17)
800.000 - 02 triệu đồng
(Điểm k khoản 5 Điều 30)
1,6 - 04 triệu đồng
(Điểm k khoản 5 Điều 30)
Máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng
01 - 02 triệu đồng
(Điểm đ khoản 2 Điều 19)
04 - 06 triệu đồng
(Điểm g khoản 8 Điều 30)
08 - 12 triệu đồng
(Điểm g khoản 8 Điều 30)
Mức phạt khi sử dụng biển số xe giả (Ảnh minh họa)
Sản xuất biển số xe giả có thể bị xử lý hình sự?
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
- Phạt từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 02 năm: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Phạt tù từ 02 - 05 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính từ 10 - dưới 50 triệu đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 03 - 07 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc xử phạt đối với hành vi dùng biển số xe giả. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Và một trong những "vũ khí" bí mật, nhưng vô cùng lợi hại, góp phần tạo nên thành công đó chính là bảng hiệu quảng cáo chuyên nghiệp.
Với quy định bắt buộc phải đăng ký kinh doanh khi mở lớp dạy thêm, rất nhiều thầy cô giáo hiện nay đang băn khoăn nên thành lập mô hình trung tâm hay hộ kinh doanh dạy thêm cho học sinh.
Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký kinh doanh nhưng chưa biết nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh, hãy tham khảo bài viết sau để có sự lựa chọn phù hợp.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định thay thế nội dung quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.
Những vấn đề liên quan đến dạy thêm, học thêm vẫn rất được quan tâm. Trong nội dung bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin về việc dạy thêm ít học sinh có phải đăng ký kinh doanh?
Tố giác và tin báo về tội phạm là những cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không. Vậy tin báo với tố giác tội phạm có gì khác nhau? Tin báo, tố giác tội phạm sẽ được tiếp nhận thế nào?
Các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề thường được gọi là tập đoàn. Số lượng tập đoàn ở Việt Nam hiện nay không quá nhiều. Vậy tập đoàn là gì? Khi nào doanh nghiệp được gọi là tập đoàn.
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được Bộ Nội vụ lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 08/2013/TT-BNV.
Với mục tiêu cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021, Bộ Công an đang gấp rút làm Căn cước công dân trên phạm vi cả nước. Vậy, những đối tượng nào không phải trả tiền khi làm Căn cước công dân gắn chip điện tử?