Phân biệt “tin báo” và “tố giác” tội phạm

Tố giác và tin báo về tội phạm là những cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không. Vậy tin báo với tố giác tội phạm có gì khác nhau? Tin báo, tố giác tội phạm sẽ được tiếp nhận thế nào?

Phân biệt tin báo và tố giác tội phạm

Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 lần lượt định nghĩa về tố giác tội phạm và tin báo tội phạm như sau:

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Qua định nghĩa trên và các quy định khác liên quan, có thể phân biệt tố giác và tin báo qua các đặc điểm sau:

Về chủ thể thực hiện

Tố giác tội phạm là hành vi thực hiện bởi cá nhân để tố cáo về những hành vi mà họ cho rằng đó là tội phạm. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức.

Công dân có thể tố cáo về tội phạm với bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện nhất. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác.

Tuy nhiên, đối với tin báo về tội phạm, thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền điều tra chủ yếu do cơ quan, tổ chức hoặc các phương tiện thông tin đại chúng đưa tới.

Về bản chất

Tố giác tội phạm là sự tố cáo hành vi phạm tội của cá nhân với một cơ quan, tổ chức bất kỳ nào đó.

Trong khi đó, tin báo tội phạm có thể là sự chuyển tiếp những thông tin mà cơ quan, tổ chức đã nhận được từ tố giác tội phạm của công dân hoặc những thông tin thu được từ hoạt động nghiệp vụ của ngay chính tổ chức đó (ví dụ, qua thanh tra, kiểm tra) hoặc được phát hiện do hoạt động truyền thông theo chức năng nghề nghiệp (của các cơ quan thông tin đại chúng) đến với cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. .

phan biet tin bao va to giac toi phamPhân biệt tin báo và tố giác tội phạm (Ảnh minh họa)

Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BCA, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm sẽ được thực hiện như sau:

Trường hợp trực tiếp tố giác, báo tin

Cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận lập Biên bản tiếp nhận có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết).

Nếu người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.

Trường hợp tố giác, báo tin bằng văn bản

Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận viết Giấy biên nhận (02 bản), một bản kèm theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, một bản giao cho người gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định.

Trường hợp tố giác, báo tin qua điện thoại

Với trường hợp này, cán bộ tiếp nhận sẽ yêu cầu đầy đủ các thông tin sau:

- Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận; họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;

- Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;

- Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;

- Các thông tin khác có liên quan (nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làm chứng, bị hại, hướng bỏ trốn của đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội, hậu quả thiệt hại, những việc đã làm tại hiện trường khi phát hiện vụ việc ...;

- Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết vụ việc đó;

Nếu người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối;

Các thông tin này sẽ được cán bộ tiếp nhận ghi chép vào sổ tiếp nhận và viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

Trường hợp tiếp nhận thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng

Đối với trường hợp này, cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý; đối với tin báo về tội phạm đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết.

Nếu chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thông tin đại chúng (nơi có địa chỉ rõ ràng) đã đăng tải tin báo trên có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu.

Trên đây là một số thông tin để phân biệt tin báo và tố giác tội phạm. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.