1. Tự làm giấy chứng tử có được không?
Một người không thể tự làm giấy chứng tử bởi căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 có quy định về việc làm giấy chứng tử (hay nói cách khác là thực hiện đăng ký khai tử) như sau:
“1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.”
Theo đó, Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch quan trọng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sau khi thực hiện thủ tục khai tử.
Do đây được xác định là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước (thông thường là UBND cấp xã, huyện) thực hiện.Vì vậy các cá nhân/tổ chức không được tự làm giấy chứng tử.
Lúc này giấy chứng tử tự làm không có giá trị pháp lý, không có giá trị xác nhận một người đã qua đời và xác định việc chấm dứt quan hệ pháp luật, trách nhiệm pháp lý của người này.
Để được cấp giấy chứng tử, anh/chị cần đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để yêu cầu làm thủ tục khai tử cho thân nhân đã mất.
Đồng nghĩa,Giấy chứng tử do cơ quan nhà nước cấp mới là giấy tờ hộ tịch có giá trị, có thể dùng làm căn cứ giải quyết các vấn đề pháp lý khác.
2. Làm giấy chứng tử giả bị xử lý như thế nào?
Giấy chứng tử là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho thân nhân của người đã mất.
Hiện nay, một số nơi xuất hiện tình trạng làm giả giấy chứng tử hoặc cung cấp thông tin sai để làm giấy chứng tử có nội dung không đúng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc vì lý do khác.
Việc làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, do đó việc làm giấy chứng tử giả cũng được xem là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính:
Theo nội quy định tại Điều 81 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
Cá nhân có hành vi “sử dụng giấy chứng tử giả” thuộc 01 trong các hành vi được liệt kê tại khoản 02 thì chủ thể thực hiện sẽ bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu/hành vi.
Cá nhân có hành vi “làm giấy chứng tử giả” thuộc 01 trong các hành vi được liệt kê tại khoản 30 thì chủ thể thực hiện sẽ bị phạt hành chính từ 20 - 30 triệu/hành vi.
Mức phạt tiền này được áp dụng trong xử phạt đối với cá nhân, nếu chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức tiền phạt là gấp đôi mức phạt nêu trên.
Ngoài ra, hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 4, cụ thể:
a) Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Buộc tổ chức hành nghề công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề về văn bản công chứng, chứng thực tại điểm l và điểm m khoản 2 Điều này
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu xét thấy hành vi làm giấy chứng tử giả có dấu hiệu cấu thành Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017) thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với các khung hình phạt như sau:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, nếu đủ các cấu thành đối với Tội phạm nêu trên, chủ thể thực hiện hành vi làm giấy chứng tử giả sẽ phải chịu các hình phạt nêu trên, khung hình phạt nặng nhất lên đến 03 - 07 năm tù.
3. Mẫu giấy chứng tử mới nhất
- Bản chính Mẫu Giấy chứng tử
- Bản sao Mẫu Giấy chứng tử
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY CHỨNG TỬ
(BẢN SAO)
Họ và tên:…………….Giới tính: ……………….
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………..
Dân tộc:............. Quốc tịch:......................................
Nơi thường trú/tạm trú cuối cùng:............................................
Số Giấy CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế:.............................................
Đã chết vào lúc.........giờ..........phút, ngày........tháng.........năm.........
Nơi chết:.............................................................................
Nguyên nhân chết:.................................................................
..............................................................................
Giấy báo tử/Giấy tờ thay thế Giấy báo tử................ do................
Cấp ngày.........tháng.........năm........
Nơi đăng ký:.........................................................
Ngày, tháng, năm đăng ký:.....................................................
Ghi chú:...................................................................................
NGƯỜI THỰC HIỆN (Đã ký) | NGƯỜI KÝ GIẤY CHỨNG TỬ (Đã ký) |
Sao từ Sổ đăng ký khai tử
Ngày...........tháng..........năm.......
NGƯỜI KÝ BẢN SAO GIẤY CHỨNG TỬ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
4. Xin giấy chứng tử ở cơ quan nào?
Tùy trường hợp mà việc xin giấy chứng tử có thể được thực hiện tại
UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện, cụ thể như sau:
UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền thực hiện thủ tục khai tử đối với công dân Việt Nam (Điều 32 Luật Hộ tịch 2014).
Để xác định UBND cấp xã nào có thẩm quyền thực hiện, cần xác định nơi cư trú cuối cùng của người đã mất được thực hiện việc đăng ký khai tử. Khi này người có yêu cầu có thể đến UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người đã mất để xin giấy chứng tử.
Nếu không biết, không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người đã mất
thì người có yêu cầu có thể đến UBND cấp xã tại địa phương người đó mất hoặc địa phương nơi phát hiện ra thi thể người chết để giấy chứng tử.
UBND cấp huyện sẽ có thẩm quyền thực hiện thủ tục khai tử đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam hoặc người nước ngoài (Điều 51 Luật Hộ tịch 2014).
Theo đó, người có yêu cầu có thể đến UBND cấp huyện tại địa phương nơi cư trú cuối cùng của người mất để xin giấy chứng tử.
Nếu không biết, không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người đã mất
thì người có yêu cầu có thể đến UBND cấp huyện tại địa phương người đó mất hoặc địa phương nơi phát hiện ra thi thể người chết để giấy chứng tử.
Trên đây là thông tin về việc làm giả giấy chứng tử và cách hình thức xử lý.