Với mục tiêu cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021, Bộ Công an đang gấp rút làm Căn cước công dân trên phạm vi cả nước. Vậy, những đối tượng nào không phải trả tiền khi làm Căn cước công dân gắn chip điện tử?
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
- Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
- Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Không phải nộp lệ phí
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu;
- Đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp:
+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên (từ đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi).
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
Ai được miễn phí làm Căn cước công dân gắn chíp? (Ảnh minh họa)
Lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip cho những đối tượng khác?
Hiện nay, lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip đang được giảm 50% theo Thông tư số 112/2020/TT-BTC cho đến hết ngày 30/6/2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Vì vậy, lệ phí cấp Căn cước công dân được xác định như sau:
STT
Loại lệ phí
Mức thu từ 01/01/2021 - 30/6/2021
Mức thu từ 01/7/2021
1
Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD
15.000
30.000
2
Đổi thẻ CCCD khi:
- Bị hư hỏng không dùng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ;
- Khi công dân yêu cầu.
25.000
50.000
3
Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam
35.000
70.000
Nếu còn thắc mắc về Căn cước công dân gắn chip hoặc bất cứ vấn đề pháp lý nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây.
Bài viết giải đáp về vấn đề mua xe mới bao lâu có biển số, đăng ký xe và mức phạt khi điều khiển xe mới mua chưa có biển số ra đường theo quy định của pháp luật.
LuatVietnam hướng dẫn bạn xem thông tin khám chữa bệnh trên VNeID và cách tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào tài khoản định danh điện tử để sử dụng thay bản giấy.
Tới đây, ngoài 11 tỉnh, thành được giữ nguyên thì 52 tỉnh, thành phố còn lại được sáp nhập thành 23 tỉnh, thành mới. Theo đó, sau khi mở rộng địa giới, quy mô diện tích, dân số của các tỉnh sẽ có nhiều thay đổi. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay sau sáp nhập, diện tích, dân số của 34 tỉnh thành như thế nào trong bài viết dưới đây.
Những vấn đề liên quan đến Căn cước công dân gắn chip đang được rất nhiều người quan tâm. Thế nhưng không phải ai cũng biết về thủ tục cấp loại thẻ mới này.
Căn cước công dân (CCCD) gắn chip ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội so với thẻ Chứng minh nhân dân (CMND) và CCCD mã vạch. Khi sử dụng, CCCD gắn chip có thể thay thế một số giấy tờ.
Mục tiêu của Bộ Công an là cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip trước ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, sẽ có một số đối tượng bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip trước ngày này, thay vì đổi theo yêu cầu.
Từ ngày 01/7/2021, nếu không đăng ký tạm trú tại thành phố nơi đang sinh sống và làm việc, những người ngoại tỉnh có thể sẽ bị xóa đăng ký thường trú ở quê.